Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ hiện nay như thế nào? Tải mẫu ở đâu?
- Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ hiện nay như thế nào?
- Doanh nghiệp khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ phải có bao nhiêu chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cần đánh giá?
- Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ như thế nào?
Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ hiện nay như thế nào?
Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ hiện nay thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP như sau:
> Tải về Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ mới nhất tại đây.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 76/2018/NĐ-CP gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ theo Mẫu số 03 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP;
> Tải về mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ tại đây.
- Quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
+ Trường hợp nộp trực tiếp: Nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu;
+ Trường hợp gửi qua đường bưu điện: Gửi bản sao có chứng thực;
- Danh sách các chuyên gia đánh giá công nghệ, trong đó thể hiện các thông tin về tên, năm sinh, trình độ, lĩnh vực đào tạo, số năm công tác trong lĩnh vực công nghệ cần đánh giá; kèm theo tài liệu liên quan đối với mỗi đánh giá viên công nghệ gồm:
+ Thỏa thuận hợp tác giữa chuyên gia với tổ chức;
+ Bản sao chứng thực bằng cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 76/2018/NĐ-CP; Tóm tắt kinh nghiệm hoạt động đánh giá công nghệ và tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động đánh giá công nghệ của chuyên gia.
Danh sách chuyên gia đánh giá công nghệ của tổ chức và Tóm tắt kinh nghiệm hoạt động đánh giá công nghệ của chuyên gia theo Mẫu số 07 và Mẫu số 08 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tài liệu thuyết minh phương pháp, quy trình đánh giá công nghệ tương ứng với từng lĩnh vực công nghệ cần đánh giá.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ phải có bao nhiêu chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cần đánh giá?
Doanh nghiệp khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 33 Nghị định 76/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ
Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Được thành lập, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Có ít nhất 02 chuyên gia có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công nghệ cần đánh giá, có kinh nghiệm làm việc từ 03 năm trở lên trong lĩnh vực công nghệ cần đánh giá.
Trường hợp bổ sung lĩnh vực công nghệ đánh giá, phải có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá công nghệ của tổ chức trong lĩnh vực công nghệ đánh giá, đáp ứng điều kiện quy định tại khoản này.
3. Có phương pháp, quy trình đánh giá công nghệ do tổ chức ban hành.
Như vậy, doanh nghiệp khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ phải có ít nhất 02 chuyên gia có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công nghệ cần đánh giá, có kinh nghiệm làm việc từ 03 năm trở lên trong lĩnh vực công nghệ cần đánh giá.
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ như thế nào?
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ được quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 76/2018/NĐ-CP như sau:
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ
1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ:
a) Tổ chức đăng ký hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ tới cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đề nghị tổ chức sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
...
Như vậy, doanh nghiệp đăng ký hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ tới cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đề nghị tổ chức sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này được hướng dẫn cụ thể trên, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?