Mẫu Giấy chứng minh Công an nhân dân là mẫu nào? Công an nhân dân khi nghỉ hưu có bị thu hồi lại Giấy chứng minh Công an nhân dân hay không?
Mẫu Giấy chứng minh Công an nhân dân là mẫu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 59/2008/NĐ-CP, có cụm từ bị thay thế bởi khoản 2 Điều 17 Nghị định 49/2019/NĐ-CP về mẫu giấy chứng minh Công an nhân dân như sau:
(1) Kích thước: 53,98 mm x 85,6 mm.
(2) Kỹ thuật trình bày.
- Mặt trước:
Màu nền đỏ cờ, có khung màu vàng kích thước 49 mm x 81 mm, giữa khung là Quốc huy in nổi đường kính 23 mm. Trên Quốc huy là 2 dòng chữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, dưới Quốc huy là 2 dòng chữ: GIẤY CHỨNG MINH; CÔNG AN NHÂN DÂN; các dòng chữ màu vàng.
- Mặt sau:
+ Giữa là Công an hiệu in chìm, đường kính 21 mm, xung quanh hoa văn hình rẻ quạt màu hồng;
+ Bên trái từ trên xuống là hình Công an hiệu in nổi, đường kính 13 mm, phía dưới là hình ảnh của người được cấp Giấy, dưới ảnh ghi nhóm máu.
+ Bên phải từ trên xuống là các dòng chữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; GIẤY CHỨNG MINH CÔNG AN NHÂN DÂN; SỐ; họ tên; sinh ngày, cấp bậc; chức vụ, đơn vị, ngày … tháng .... năm …; Thủ trưởng đơn vị (Bộ trưởng, Thứ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc) cấp giấy ký tên và đóng dấu.
Như vậy, mẫu Giấy chứng minh Công an nhân dân hiện nay là mẫu được thực hiện chuẩn xác theo quy định trên của pháp luật.
Công an nhân dân khi nghỉ hưu có bị thu hồi lại Giấy chứng minh Công an nhân dân hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 59/2008/NĐ-CP về giấy chứng minh Công an nhân dân như sau:
Cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng minh Công an nhân dân
1. Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp, đổi khi cũ nát hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan có sự thay đổi về:
a) Chức vụ: từ cán bộ lên lãnh đạo, chỉ huy; từ cấp Phó lên cấp Trưởng; từ lãnh đạo, chỉ huy cấp dưới lên lãnh đạo, chỉ huy cấp trên và ngược lại;
b) Cấp bậc hàm: từ hạ sĩ quan lên sĩ quan cấp úy; từ sĩ quan cấp úy lên sĩ quan cấp tá; từ sĩ quan cấp tá lên sĩ quan cấp tướng và ngược lại;
c) Đơn vị, địa bàn công tác.
2. Giấy chứng minh Công an nhân dân phải được thu hồi khi sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, xuất ngũ, bị tước danh hiệu Công an nhân dân.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng minh Công an nhân dân theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Theo đó, quy định nói rằng Giấy chứng minh Công an nhân dân phải được thu hồi khi sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, xuất ngũ, bị tước danh hiệu Công an nhân dân.
Như vậy, công an nhân dân khi nghỉ hưu phải bị thu hồi lại Giấy chứng minh Công an nhân dân của mình và không được sử dụng nữa.
Mẫu Giấy chứng minh Công an nhân dân là mẫu nào? Công an nhân dân khi nghỉ hưu có bị thu hồi lại Giấy chứng minh Công an nhân dân hay không? (Hình từ Internet)
Công an nhân dân cho người thân mượn chứng minh nhân dân sử dụng thì có vi phạm kỷ luật hay không?
Theo đó căn cứ tại Điều 7 Nghị định 59/2008/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân sẽ thực hiện như sau:
(1) Khi thi hành công vụ xuất trình Giấy chứng minh Công an nhân dân giới thiệu là cán bộ Công an thì các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có trách nhiệm tạo Điều kiện để sĩ quan, hạ sĩ quan đó thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
(2) Các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có trách nhiệm và có quyền phát hiện, phản ánh với cơ quan Công an, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm trong việc sử dụng, quản lý Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng nhận cấp cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này. (Tức là những đối tượng như: sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp. Và hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên; nhân viên tạm tuyển đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.)
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 59/2008/NĐ-CP thì việc xử lý vi phạm đối với hành vi công an nhân dân cho người thân của mình mượn chứng minh nhân dân để sử dụng như sau:
Xử lý vi phạm
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân sai mục đích, sửa chữa, cho mượn, làm mất hoặc giữ Giấy chứng minh Công an nhân dân khi không còn được sử dụng thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Nghiêm cấm làm giả và sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để mạo danh cán bộ, chiến sĩ Công an.
Người làm giả hoặc lưu giữ, sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân giả vào bất cứ mục đích gì, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công an nhân dân cho người thân mượn chứng minh nhân dân sử dụng khi không còn được sử dụng thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?