Mẫu đơn xin thôi việc chuyên nghiệp tăng tính thuyết phục dành cho người lao động mới nhất hiện nay?
- Mẫu đơn xin thôi việc chuyên nghiệp tăng tính thuyết phục dành cho người lao động?
- Trường hợp nào người lao động có thể tự ý nghỉ mà không cần nộp đơn xin thôi việc để thông báo trước cho doanh nghiệp?
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải đền bù cho doanh nghiệp như thế nào?
Mẫu đơn xin thôi việc chuyên nghiệp tăng tính thuyết phục dành cho người lao động?
Cũng như khi ứng tuyển vào một vị trí việc làm tại doanh nghiệp người lao động cần phải viết đơn xin ứng tuyển thì khi muốn chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp, người lao động cần phải nộp đơn xin thôi việc.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Hiện tại, không có quy định nào bắt buộc người lao động phải lập đơn xin thôi việc viết tay hay đánh máy. Người lao động có thể lựa chọn giữa hai hình thức để cho phù hợp với hoàn cảnh.
Nếu soạn đơn thôi việc bằng hình thức đánh máy, người lao động sẽ thực hiện nhanh gọn, tiết kiệm công sức và thời gian.
Tuy nhiên cũng có nhiều người lựa chọn viết đơn xin nghỉ việc viết tay để thể hiện mặt trách nhiệm, chuyên nghiệp cũng như sự tôn trọng của mình đối với doanh nghiệp.
Điều này cũng góp phần thuyết phục được người sử dụng lao động dễ dàng chấp thuận cho người lao động nghỉ việc hơn.
>>> Người lao động có thể tham khảo mẫu đơn xin thôi việc sau:
- Mẫu đơn xin thôi việc 1: TẢI VỀ
- Mẫu đơn xin thôi việc 2: TẢI VỀ
* Một số lý do có thể tăng tính thuyết phục người sử dụng lao động cho đơn xin thôi việc:
- Thay đổi chỗ ở, chuyển nhà xa nơi làm việc hiện tại;
- Ốm đau, bệnh tật: bản thân hoặc người nhà bị bệnh phải nghỉ việc để chăm sóc thời gian dài;
- Không được bố trí công việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Áp lực công việc, năng lực không đáp ứng công việc được giao;
- Chế độ đãi ngộ không thỏa đáng, không có cơ hội phát triển, thăng tiến;
- Không được trả lương đủ và đúng hạn trong thời gian dài;
- Có cơ hội làm việc tốt hơn, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc;
- Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp: dự định mới trong nghề nghiệp hoặc muốn làm việc ở môi trường khác.
Mẫu đơn xin thôi việc chuyên nghiệp tăng tính thuyết phục dành cho người lao động mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào người lao động có thể tự ý nghỉ mà không cần nộp đơn xin thôi việc để thông báo trước cho doanh nghiệp?
Theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có thể tự ý nghỉ việc mà không cần nộp đơn thông báo trước cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
(1) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;
(2) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019;
(3) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
(4) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
(5) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;
(6) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
(7) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải đền bù cho doanh nghiệp như thế nào?
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải đền bù cho doanh nghiệp nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Ngoài ra, nếu trong quá trình làm việc người lao động có ký kết hợp đồng đào tạo nghề với doanh nghiệp thì phải hoàn trả chi phí đào tạo lại cho doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?