Mẫu đơn trình báo công an mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết đơn trình báo công an? Đơn trình báo công an là gì?
Đơn trình báo công an là gì?
Đơn trình báo công an là văn bản mà công dân sử dụng để thông báo hoặc báo cáo với cơ quan công an về những hành vi, sự việc hoặc vấn đề có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà họ phát hiện hoặc là người bị hại. Đây là một phương tiện chính thức để yêu cầu công an can thiệp, xử lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người trình báo.
Một số tình huống thường cần lập đơn trình báo như:
- Bị mất trộm tài sản.
- Bị lừa đảo hoặc chiếm đoạt tài sản.
- Phát hiện hành vi phạm pháp như bạo lực, gây rối trật tự công cộng.
- Các sự việc liên quan đến tranh chấp có dấu hiệu hình sự.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu đơn trình báo công an mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết đơn trình báo công an? Đơn trình báo công an là gì? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn trình báo công an mới nhất hiện nay? Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thế nào?
Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu đơn trình báo công an, tuy nhiên, cá nhân có thể tham khảo mẫu đơn trình báo công an sau đây:
TẢI VỀ Mẫu đơn trình báo công an
Hướng dẫn viết đơn trình báo công an:
(1) Công an quận/huyện/xã/phường theo nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật
(2), (3), (4), (5) Họ tên, Số điện thoại, Số CMND/CCCD, địa chỉ hộ khẩu và nơi ở của người làm đơn trình báo
(6) Miêu tả chi tiết hành vi vi phạm, các mốc thời gian liên quan đến vi phạm, tên, địa chỉ người vi phạm (nếu có)
(7) Những yêu cầu của người trình báo với cơ quan công an. Chẳng hạn:
- Đề nghị xem xét hành vi vi phạm pháp luật của….
- Đề nghị xác minh người thực hiện hành vi vi phạm…
(8) Những chứng cứ kèm theo mà người trình báo có được như hình ảnh vi phạm, hợp đồng, cam kết…
Lưu ý:
- Thông tin ghi trong mẫu đơn nên thật chi tiết, chính xác, mạch lạc, rõ ràng thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.
- Nội dung sự việc nên trình bày theo trình tự thời gian.
- Cung cấp chi tiết thông tin người trình báo để cơ quan công an liên hệ lại dễ dàng khi cần.
- Người trình báo nên thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan công an để được thụ lý vụ việc sớm nhất, tránh thất lạc.
*Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau:
(1) Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
(2) Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
- Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.
- Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.
Đơn trình báo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, trong trường hợp đơn trình báo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì xử lý như sau:
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?