Mẫu đơn tố giác tội phạm liên quan đến hoạt động từ thiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật? Ai có quyền kêu gọi từ thiện giúp người mắc bệnh hiểm nghèo?
Đơn tố giác tội phạm liên quan đến hoạt động từ thiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm khi kêu gọi từ thiện?
Đơn tố giác tội phạm liên quan đến hoạt động từ thiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật là văn bản do cá nhân hoặc tổ chức lập ra để gửi đến cơ quan điều tra, công an, viện kiểm sát hoặc các cơ quan có thẩm quyền, nhằm tố giác hành vi có dấu hiệu tội phạm trong hoạt động từ thiện, như:
+ Chiếm đoạt tài sản từ tiền/quà ủng hộ.
+ Thiếu minh bạch tài chính trong việc kêu gọi và sử dụng tiền từ thiện.
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức kêu gọi từ thiện.
+ Làm giả chứng từ, hóa đơn, báo cáo tài chính...
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP thì hành vi bị nghiêm cấm khi kêu gọi từ thiện gồm:
- Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
- Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện.
- Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Mẫu đơn tố giác tội phạm liên quan đến hoạt động từ thiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật? Ai có quyền kêu gọi từ thiện giúp người mắc bệnh hiểm nghèo? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn tố giác tội phạm liên quan đến hoạt động từ thiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan không quy định Mẫu đơn tố giác tội phạm liên quan đến hoạt động từ thiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Có thể tham khảo Mẫu đơn tố giác tội phạm liên quan đến hoạt động từ thiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
TẢI VỀ: Mẫu đơn tố giác tội phạm liên quan đến hoạt động từ thiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ai có thể kêu gọi từ thiện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về các tổ chức, cá nhân kêu gọi từ thiện như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện:
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập - sau đây gọi là Ban Vận động) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
b) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai;
đ) Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
e) Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi là quỹ từ thiện) vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
g) Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
h) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
2. Các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
3. Các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
4. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
Theo đó, người có thể kêu gọi từ thiện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo bao gồm:
- Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
- Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi là quỹ từ thiện) vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp từ thiện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
- Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vkêu gọi từ thiện, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp từ thiện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thời hạn tối đa là bao lâu? Hồ sơ đề nghị cấp gồm giấy tờ nào?
- Công chức bị khiển trách thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài bao lâu? Công chức bị khiển trách trong các trường hợp nào?
- Dịch vụ tư vấn trong đấu thầu bao gồm những hoạt động gì? Điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn như thế nào?
- Truyện truyền thuyết là gì lớp 6? Đặc điểm của truyện truyền thuyết? Giáo viên chủ nhiệm được cho phép học sinh nghỉ học 3 ngày liên tục?
- Sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình: Diện tích sau sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình là bao nhiêu?