Mẫu đơn đề xuất chỉ định thầu thuộc hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp mới nhất? Tải về mẫu đơn đề xuất chỉ định thầu?
- Mẫu đơn đề xuất chỉ định thầu thuộc hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp mới nhất? Tải về mẫu đơn đề xuất chỉ định thầu?
- Có được chỉ định thầu đối với gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ không?
- Quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu thực hiện như thế nào?
Mẫu đơn đề xuất chỉ định thầu thuộc hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp mới nhất? Tải về mẫu đơn đề xuất chỉ định thầu?
Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, đàm phán giá, bao gồm các yêu cầu cho gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất. (Theo khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023)
Mẫu đơn đề xuất chỉ định thầu thuộc hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp là mẫu số 01 thuộc Mẫu số 1A sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT:
Tải về Mẫu đơn đề xuất chỉ định thầu thuộc hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp mới nhất
Lưu ý:
(1) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn đề xuất chỉ định thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền. Trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn đề xuất chỉ định thầu thì phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu này (không cần lập Giấy ủy quyền).
(2) Hồ sơ yêu cầu không được yêu cầu nhà thầu phải nộp lý lịch tư pháp của nhân sự để chứng minh cho nội dung đánh giá này. Nội dung này chỉ yêu cầu nhà thầu cam kết trong Đơn này.
Tải về Mẫu số 1A sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp
Mẫu đơn đề xuất chỉ định thầu thuộc hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp mới nhất? Tải về mẫu đơn đề xuất chỉ định thầu? (Hình từ Internet)
Có được chỉ định thầu đối với gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
2. Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 Điều này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật này;
b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp;
c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
...
Như vậy, chỉ định thầu là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu. Viêc lựa chọn nhà thầu bằng hình thức chỉ định thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ có thể được áp dụng đối với gói thầu xây lắp theo quy định.
Quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023 thì việc tiến hành lựa chọn nhà thầu bằng hình thức chỉ định thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có);
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Lưu ý: Đối với các gói thầu quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 gồm:
- Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng;
- Gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm:
+ Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng,
+ Gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.
Người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu;
Bước 2: Hoàn thiện hợp đồng;
Bước 3: Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Bước 4: Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?