Mẫu đơn đề nghị thông báo luồng đường thủy nội địa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Thông báo luồng đường thủy nội địa là gì?
Thông báo luồng đường thủy nội địa được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Thông báo luồng đường thủy nội địa
1. Thông báo luồng đường thủy nội địa là văn bản do cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều này ban hành, công bố trên cơ sở kết quả khảo sát để phục vụ quản lý và cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho thuyền viên, người lái phương tiện và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
...
Theo quy định trên, thông báo luồng đường thủy nội địa là văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, công bố trên cơ sở kết quả khảo sát để phục vụ quản lý và cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho thuyền viên, người lái phương tiện và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
Luồng đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị thông báo luồng đường thủy nội địa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2021/NĐ-CP thì mẫu đơn đề nghị thông báo luồng đường thủy nội địa mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị thông báo luồng đường thủy nội địa mới nhất hiện nay tại đây
Thông báo luồng đường thủy nội địa gồm những nội dung nào?
Nội dung thông báo luồng đường thủy nội địa được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Thông báo luồng đường thủy nội địa
...
2. Nội dung thông báo luồng
a) Đối với thông báo luồng lần đầu trước khi đưa vào khai thác: Tên luồng, chiều dài, tọa độ điểm đầu, điểm cuối, các điểm tim luồng; cấp kỹ thuật; bãi cạn trên luồng, tên vật chướng ngại và công trình vượt sông trên luồng;
b) Đối với thông báo luồng định kỳ: Tên luồng, chiều dài, điểm đầu, điểm cuối, tọa độ tim luồng, chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của luồng, cấp kỹ thuật; cao độ đại diện của bãi cạn trên luồng, tên và tọa độ, cao độ của vật chướng ngại, công trình vượt sông trên luồng không đảm bảo kích thước đường thủy theo cấp kỹ thuật, mực nước tại thời điểm khảo sát và một số vấn đề khác cần lưu ý;
c) Đối với thông báo luồng thường xuyên: Tên luồng; chiều rộng, chiều sâu của luồng tại khu vực có vị trí bãi cạn, vật chướng ngại trên luồng; mực nước tại thời điểm khảo sát; cảnh báo cần thiết khác;
d) Đối với thông báo luồng đột xuất: Tên luồng; mô tả tình huống đột xuất; vị trí (tọa độ, lý trình, độ sâu, độ cao tĩnh không) tình huống đột xuất; chiều rộng, chiều sâu của luồng tại khu vực có tình huống đột xuất; mực nước tại thời điểm khảo sát và ảnh hưởng của tình huống đột xuất đến hoạt động vận tải; cảnh báo cần thiết khác.
...
Theo đó, thông báo luồng đường thủy nội địa gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 13 nêu trên.
Trách nhiệm thông báo luồng đường thủy nội địa được quy định thế nào?
Trách nhiệm thông báo luồng đường thủy nội địa được quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Thông báo luồng đường thủy nội địa
...
4. Trách nhiệm thông báo
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thông báo lần đầu luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia;
b) Chi cục đường thủy nội địa khu vực thông báo định kỳ, thường xuyên, và đột xuất luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia;
c) Sở Giao thông vận tải thông báo lần đầu, định kỳ, thường xuyên và đột xuất luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương;
d) Khi có tình huống đột xuất trên luồng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đơn vị trực tiếp quản lý, bảo trì luồng phải có thông báo kịp thời bằng tín hiệu, âm hiệu trực tiếp tại khu vực xảy ra tình huống và báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải.
5. Thời gian thông báo luồng quốc gia, luồng địa phương: Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo sát, cơ quan quy định tại khoản 4 Điều này kiểm tra số liệu, thông báo luồng đường thủy nội địa theo Mẫu số 06, Mẫu số 07 và Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
6. Thời gian thông báo luồng chuyên dùng: Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng gửi đơn đề nghị công bố thông báo luồng theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan quy định tại khoản 4 Điều này. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng, cơ quan có trách nhiệm thông báo kiểm tra số liệu, thông báo luồng đường thủy nội địa.
Như vậy, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thông báo lần đầu luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia.
Chi cục đường thủy nội địa khu vực thông báo định kỳ, thường xuyên, và đột xuất luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia.
Sở Giao thông vận tải thông báo lần đầu, định kỳ, thường xuyên và đột xuất luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương.
Lưu ý: Khi có tình huống đột xuất trên luồng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì đơn vị trực tiếp quản lý, bảo trì luồng phải có thông báo kịp thời bằng tín hiệu, âm hiệu trực tiếp tại khu vực xảy ra tình huống và báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?