Mẫu đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản được quy định thế nào? Hình thức nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản?
Mẫu đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản được quy định thế nào?
Mẫu đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT như sau:
Mẫu đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản được lập theo Mẫu số 19 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (kể cả đề nghị đóng cửa mỏ để trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) được lập theo Mẫu số 20 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản (trừ trường hợp đề nghị đóng cửa mỏ để trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) được lập theo Mẫu số 21 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, mẫu đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản được quy định theo Mẫu số 19 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTNMT.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản tại đây.
Mẫu đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân được phép thăm dò khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản thông qua hình thức nào?
Hình thức nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản được quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 158/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 4 Nghị định 22/2023/NĐ-CP) như sau:
Trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản
1. Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu đúng quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Khoáng sản và Điều 50 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng nộp phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản theo quy định. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ ngay sau khi tổ chức, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận chỉ thực hiện một lần.
2. Việc kiểm tra báo cáo trữ lượng khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày có phiếu tiếp nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ tài liệu báo cáo; kiểm tra thực địa khu vực thăm dò khoáng sản, mẫu lõi khoan, hào, giếng trong trường hợp xét thấy cần thiết;
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản có thể nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản không?
Thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản được quy định tại Điều 34 Nghị định 158/2016/NĐ-CP như sau:
Thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Thẩm định, phê duyệt, công nhận trữ lượng và tài nguyên khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền;
b) Xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác thuộc thẩm quyền cấp phép.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công nhận trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật gồm một số thành viên là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và một số chuyên gia có chuyên môn sâu về thăm dò khoáng sản để thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản trước khi trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép.
Như vậy, theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?