Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Thủ tục hành chính thực hiện chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam được quy định ra sao?
- Công ty luật nước ngoài được chuyển đổi thành công ty luật Việt Nam dưới loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần được không?
Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT- BTP là mẫu TP-LS-32 bị thay thế bởi điểm x khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2024/TT-BTP như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2021/TT- BTP ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư
...
3. Thay thế các mẫu đơn, tờ khai như sau:
...
x) Thay thế Mẫu TP-LS-32 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2021/TT- BTP bằng Mẫu TP-LS-32-sđ ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam mới nhất hiện nay đang được sử dụng là mẫu TP-LS-32-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP.
Tải về Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam mới nhất hiện nay.
Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục hành chính thực hiện chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục 12 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 849/QĐ-BTP năm 2024 về toàn bộ thủ tục hành chính thực hiện chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam như sau:
Trình tự thực hiện:
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh và công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài) có thể chuyển đổi thành công ty luật Việt Nam trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của công ty luật nước ngoài. Hồ sơ xin chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam được gửi đến trụ sở Bộ Tư pháp.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trực tuyến đến Bộ Tư pháp.
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị chuyển đổi của công ty luật nước ngoài;
- Thỏa thuận chuyển đổi giữa công ty luật nước ngoài và bên Việt Nam, trong đó nêu rõ cam kết của bên Việt Nam về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của công ty luật nước ngoài được chuyển đổi;
- Dự thảo Điều lệ của công ty luật Việt Nam;
- Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật Việt Nam; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của công ty luật Việt Nam;
- Giấy phép thành lập của công ty luật nước ngoài được chuyển đổi.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công ty luật nước ngoài bị chuyển đổi.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận việc chuyển đổi.
Lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-LS-32-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP (cung cấp ở trên).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tên của công ty luật Việt Nam chuyển đổi phải tuân thủ quy định tại khoản 5 Điều 34 của Luật Luật sư và không được trùng với tên của công ty luật nước ngoài đã chuyển đổi.
Công ty luật nước ngoài được chuyển đổi thành công ty luật Việt Nam dưới loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Luật sư 2006 như sau:
Công ty luật
1. Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
2. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
3. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
4. Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.
...
Như vậy, theo quy định thì công ty luật Việt nam chỉ được hoạt động dưới hai loại hình là công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
Do đó, công ty luật nước ngoài được chuyển đổi thành công ty luật Việt Nam thì không được phép chuyển đổi dưới dạng công ty cổ phần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?