Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử mới nhất hiện nay?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử mới nhất hiện nay?
Theo Mẫu số 12 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP thì mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu đơn tại đây
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử gồm những gì?
Tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử được quy định tại Điều 55 Nghị định 142/2020/NĐ-CP như sau:
Thủ tục cấp lại Giấy đăng ký hoạt động
1. Tổ chức phải đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề trong trường hợp bị rách, nát, mất.
2. Cách thức thực hiện
Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định này.
3. Thành phần hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 12 Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản gốc Giấy đăng ký hoạt động (Trường hợp đề nghị cấp lại do bị rách, nát).
4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 04 Phụ lục VI của Nghị định này;
c) Trường hợp không đồng ý cấp lại Giấy đăng ký hoạt động: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo quy định trên, tổ chức phải đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử trong trường hợp bị rách, nát, mất.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử gồm những tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
+ Bản gốc Giấy đăng ký hoạt động (Trường hợp đề nghị cấp lại do bị rách, nát).
Năng lượng nguyên tử (Hình từ Internet)
Những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử?
Theo Điều 12 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 thì hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử gồm:
+ Lợi dụng, lạm dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào công việc nội bộ, đe dọa an ninh và lợi ích quốc gia; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng con người, môi trường.
+ Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, mua bán, vận chuyển, chuyển giao, tàng trữ, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí bức xạ.
+ Tiến hành công việc bức xạ mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
+ Nhập khẩu chất thải phóng xạ.
+ Vận chuyển chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân bằng đường bưu điện.
+ Vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân (sau đây gọi chung là vật liệu phóng xạ) bằng các phương tiện không được thiết kế bảo đảm an toàn, an ninh hoặc không có thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh.
+ Sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, đồ chơi, đồ trang sức, sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác có hoạt độ phóng xạ cao hơn mức quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
+ Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh và các điều kiện ghi trong giấy phép.
+ Cản trở trái pháp luật hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
+ Trợ giúp dưới mọi hình thức hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
+ Xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
+ Chiếm đoạt, phá hoại; chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
+ Che dấu thông tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đưa thông tin không có căn cứ, không đúng sự thật về sự cố làm tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
+ Sử dụng sai mục đích, tiết lộ thông tin bí mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?