Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm được quy định thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm được quy định thế nào?
- Hồ sơ, tài liệu đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm phải được lập thành bao nhiêu bộ?
- Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm được thực hiện thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định, mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm được thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, tài liệu đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm phải được lập thành bao nhiêu bộ?
Hồ sơ, tài liệu đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn chung về việc nộp, bổ sung hồ sơ, tài liệu
1. Hồ sơ, tài liệu đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động nộp Bộ Tài chính phải được lập thành 02 bộ trong đó có 01 bộ là bản chính, 01 bộ là bản sao.
2. Hồ sơ, tài liệu nộp Bộ Tài chính phải đáp ứng các quy định sau đây:
a) Các tài liệu có chữ ký, chức danh và con dấu nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại hồ sơ đề nghị phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị, trừ các tài liệu sau đây: Văn bản đề nghị cấp Giấy phép; bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; văn bản của cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp; văn bản ủy quyền; văn bản cam kết;
b) Trường hợp hồ sơ có tài liệu là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực;
c) Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh, trừ các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam;
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ, tài liệu đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm phải được lập thành 02 bộ trong đó có 01 bộ là bản chính, 01 bộ là bản sao.
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm được thực hiện thế nào?
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được quy định tại Điều 16 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nộp trực tiếp tại Bộ Tài chính hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến nếu đủ điều kiện áp dụng.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính từ chối xem xét cấp Giấy phép.
Tổng thời gian để tổ chức, cá nhân bổ sung, sửa đổi hồ sơ tối đa là 12 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính thông báo lần đầu. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, Bộ Tài chính có quyền từ chối xem xét cấp Giấy phép.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện, hồ sơ cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này hoặc tổ chức, cá nhân gian lận, giả mạo các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
Như vậy, trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần tái bảo hiểm được thực hiện như sau:
(1) Công ty cổ phần tái bảo hiểm chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp tại Bộ Tài chính hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến nếu đủ điều kiện áp dụng.
(2) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.
Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo.
Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định thì Bộ Tài chính từ chối xem xét cấp Giấy phép.
Tổng thời gian để tổ chức, cá nhân bổ sung, sửa đổi hồ sơ tối đa là 12 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính thông báo lần đầu.
Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, Bộ Tài chính có quyền từ chối xem xét cấp Giấy phép.
(3) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty cổ phần tái bảo hiểm.
Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?