Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu đối với hàng hóa?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu đối với hàng hóa?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu đối với hàng hóa được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT như sau:
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa (Mẫu 1)
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa theo hình thức khác (Mẫu 2)
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa (Mẫu 3)
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép chuyển khẩu hàng hóa (Mẫu 4)
TẢI VỀ Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu đối với hàng hóa
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu đối với hàng hóa? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào cấp giấy phép tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu đối với hàng hóa?
Cơ quan cấp giấy phép tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu đối với hàng hóa được quy định tại Điều 6 Thông tư 12/2018/TT-BCT như sau:
Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp quy định tại điểm d khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều 19 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan cấp giấy phép: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Chiếu theo quy định trên, cơ quan cấp giấy phép tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu đối với hàng hóa là Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.
Địa chỉ Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn thế nào?
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn thế nào thì tại Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:
a) Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;
c) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 của Luật này.
2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.
3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
4. Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.
Một số lưu ý như sau:
- Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:
+ Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;
+ Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật Quản lý ngoại thương 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?