Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa là mẫu nào? Thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam là bao lâu?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa là mẫu nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 12/2018/TT-BCT quy định như sau:
Giấy phép quá cảnh hàng hóa
1. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ quan cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa: Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
3. Đối với hàng hóa quá cảnh của các nước có chung đường biên giới, có ký kết Hiệp định quá cảnh hàng hóa với Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Theo đó, Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT như sau:
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa là mẫu nào? (Hình từ internet)
Thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 47 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Thời gian quá cảnh
1. Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
2. Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 của Luật này thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
3. Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất quy định tại khoản 2 Điều này, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
Như vậy, thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ các trường hợp sau:
- Gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa;
- Trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất;
- Phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
Lưu ý:
Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận;
Trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
Hàng hóa quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa như sau:
Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa
1. Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.
2. Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.
3. Quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.
5. Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, hàng hóa quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?