Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên?
- Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên bao gồm những gì?
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên?
Hiện nay, mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên là mẫu 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên mới nhất 2023
Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên?
Thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên được xác định theo quy định tại Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
d) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
đ) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;
e) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
g) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
h) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm b, điểm h khoản 1 Điều này.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên.
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên bao gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên bao gồm những giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 02/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ mục đích khai thác, sử dụng nước cho thủy điện);
d) Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000kw trở lên bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép;
- Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ mục đích khai thác, sử dụng nước cho thủy điện);
- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?