Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất? Thủ tục cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là mẫu nào?
Theo Điều 34 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất như sau:
Cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép;
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động giữa tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật;
c) Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép;
d) Mẫu đơn, bản khai kinh nghiệm chuyên môn của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật được lập theo Mẫu 49 và Mẫu 52 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Như vậy, Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là mẫu 49 tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu 49 - Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
TẢI VỀ Mẫu 52 - Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất? (hình từ internet)
Thủ tục cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi bản điện tử qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép;
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định quy định tại khoản 3 Điều 32 của Nghị định này để tổ chức thẩm định;
- Trong thời hạn 21 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm gửi thông báo nộp phí thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép.
+ Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định hồ sơ tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hành nghề, năng lực chuyên môn kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoặc đề nghị cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài nguyên nước địa phương nơi có tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tiến hành kiểm tra thực tế. Cơ quan được đề nghị kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho cơ quan thẩm định hồ sơ cấp phép trong thời hạn 9 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kiểm tra.
+ Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan thẩm định hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo rõ lý do bằng văn bản;
- Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện hồ sơ thì cơ quan thẩm định hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, kiểm tra thực tế không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. Thời gian thẩm định sau khi hồ sơ được bổ sung hoàn chỉnh là 14 ngày.
Tổ chức hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ gì?
Theo Điều 33 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về các yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất như sau:
Các yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ:
a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình khoan nước dưới đất;
b) Không gây sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
c) Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
2. Tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan và các quy định về bảo vệ nước dưới đất; bảo đảm người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải có mặt tại hiện trường để chỉ đạo trong thời gian thi công khoan và lắp đặt giếng khoan; trường hợp gây sụt lún đất hoặc gây sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống nhân dân trong khu vực thi công công trình thì phải ngừng ngay việc thi công và xử lý, khắc phục kịp thời, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về người và tài sản do sự cố gây ra, báo cáo ngay tới chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình và cơ quan cấp phép.
Như vậy, tổ chức hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ:
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình khoan nước dưới đất;
- Không gây sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
- Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?