Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập mẫu?
Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyên, BHYT được quy định tại Mẫu C17-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Quyết định 948/QĐ-BHXH 2023 dưới dạng sau đây:
Xem và tải Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyên, BHYT
Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyên, BHYT như sau:
- Mục đích: để Phòng/Tổ Quản lý Thu - Sổ, Thẻ đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền thu BHXH tự nguyện, BHYT với tổ chức dịch vụ.
- Trách nhiệm lập: Tổ chức dịch vụ, cán bộ thu kết xuất từ phần mềm quản lý.
- Thời gian lập: hằng tháng.
- Căn cứ lập: căn cứ biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT của tổ chức dịch vụ
- Phương pháp lập:
+ Tổ chức dịch vụ ghi đầy đủ các nội dung, tiêu thức trên đối chiếu.
+ Phòng/Tổ Quản lý Thu - sổ, Thẻ kết xuất từ phần mềm quản lý Mẫu C17-TS để đối chiếu với Mẫu C17-TS do tổ chức dịch vụ lập.
- Sau khi lập, đối chiếu xong, thực hiện ký xác nhận, ghi rõ họ tên.
>> 06 phương thức đóng bhxh tự nguyện dành cho người lao động kể từ 01/7/2025?
Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền? (Hình từ Internet)
BHXH cấp huyện thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BNN của những đơn vị nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 quy định về phân cấp quản lý như sau:
Phân cấp quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện
a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu.
c) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.
đ) Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý theo phân cấp của BHXH tỉnh.
Như vậy, cơ quan BHXH huyện thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BNN của những đơn vị:
- Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
- Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu.
- Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
- Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.
- Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý theo phân cấp của BHXH tỉnh.
Quyền hạn của cơ quan bảo hiệm xã hội là gì?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:
- Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.
- Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.
- Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.
- Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.
- Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động.
- Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều chỉnh quy hoạch có nằm trong hoạt động quy hoạch không? Trong hoạt động quy hoạch có phải bảo đảm nguồn lực không?
- Công trình xây dựng đặc thù gồm công trình nào? Xây dựng công trình xây dựng đặc thù là công trình xây dựng tạm như thế nào?
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
- Nguồn lực cho phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích là hành vi vi phạm pháp luật?
- Giá gói thầu xây dựng bao gồm chi phí nào? Dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì xác định dự toán gói thầu trên cơ sở nào?