Mẫu đề nghị tạm thời đưa học sinh trường giáo dưỡng ra khỏi trường theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là mẫu nào?
- Khi đưa học sinh trường giáo dưỡng tạm thời ra khỏi trường theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thì có cần gửi văn bản cho Hiệu trưởng trước không?
- Mẫu đề nghị tạm thời đưa học sinh trường giáo dưỡng ra khỏi trường theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là mẫu nào?
- Thời hạn tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là bao lâu?
Khi đưa học sinh trường giáo dưỡng tạm thời ra khỏi trường theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thì có cần gửi văn bản cho Hiệu trưởng trước không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Khi có yêu cầu đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có văn bản gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, trong đó phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của học sinh, trại viên, lý do và thời hạn tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Khi nhận được văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để tham gia tố tụng. Quyết định phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của học sinh, trại viên; mục đích, thời hạn tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; họ tên, chức vụ của người ký quyết định.
...
Theo đó, khi muốn đưa học sinh trường giáo dưỡng tạm thời ra khỏi trường theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thì cơ quan có thẩm quyền cần phải có văn bản gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng.
Trong văn bản phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của học sinh, lý do và thời hạn tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng.
Khi nhận được văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải ra quyết định tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng để tham gia tố tụng.
Quyết định phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của học sinh, trại viên; mục đích, thời hạn tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; họ tên, chức vụ của người ký quyết định.
Mẫu đề nghị tạm thời đưa học sinh trường giáo dưỡng ra khỏi trường theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đề nghị tạm thời đưa học sinh trường giáo dưỡng ra khỏi trường theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là mẫu nào?
Căn cứ Phục lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về các mẫu đề nghị như sau:
PHỤ LỤC
CÁC BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHÍNH ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC
(Kèm theo Nghị định số 140/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
....
Theo quy định vừa nêu trên thì mẫu đề nghị tạm thời đưa học sinh trường giáo dưỡng ra khỏi trường theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là mẫu đề nghị số 07 ban hành kèm theo Nghị định 140/2021/NĐ-CP TẢI VỀ.
Thời hạn tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng như sau:
Tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
...
4. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có yêu cầu gia hạn tạm thời đưa học sinh. Trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì trước 03 ngày khi hết thời hạn tạm thời đưa ra phải có văn bản đề nghị Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để ra quyết định gia hạn tạm thời đưa ra.
5. Thời gian tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc không được quá thời hạn chấp hành quyết định. Nếu ngày chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đúng ngày hết thời hạn tạm thời đưa ra thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại Điều 42, Điều 43 Nghị định này.
Như vậy, thời gian tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc không được quá thời hạn chấp hành quyết định.
Lưu ý: Nếu ngày chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đúng ngày hết thời hạn tạm thời đưa ra thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại Điều 42 Nghị định 140/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông?
- Không phải thực hiện tham vấn trong đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư nào? Trách nhiệm thực hiện tham vấn trong ĐTM?
- Kinh doanh hàng hóa viễn thông là một trong các hình thức kinh doanh viễn thông? Có được miễn giấy phép viễn thông khi kinh doanh hàng hóa viễn thông?
- Xét xử sơ thẩm là gì? Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Viện kiểm sát có quyền kết luận tội khác nhẹ hơn?
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh được thực hiện tại đâu? Hồ sơ đăng ký thành lập bao gồm?