Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định về các loại báo cáo như sau:
Các loại báo cáo
1. Báo cáo định kỳ là báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm.
2. Báo cáo chuyên đề là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Báo cáo đột xuất là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, báo cáo công tác thanh tra định kỳ là báo cáo được thực hiện hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm.
Và theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-TTCP về báo cáo định kỳ như sau:
Báo cáo định kỳ
1. Báo cáo Quý I, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm:
a) Về công tác thanh tra: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 01 và các biểu số liệu 01/TTr, 02/TTr, 03/TTr, 04/TTr, 05/TTr, 06/TTr, 07/TTr, 01/QLNN, 02/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ là Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-TTCP sau:
Tải về Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất
Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra? (hình từ Internet)
Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Thanh tra 2022 thì trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng chính sách, pháp luật về thanh tra;
- Xây dựng Định hướng chương trình thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ), cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra;
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
- Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thanh tra vụ việc khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
- Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết;
- Phối hợp với Kiểm toán nhà nước để xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước; hướng dẫn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh trong việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước;
- Chỉ đạo công tác thanh tra, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, cấp chứng chỉ nghiệp vụ ngạch thanh tra viên;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
Theo Điều 3 Luật Thanh tra 2022 thì mục đích hoạt động thanh tra nhằm:
- Phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục;
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
- Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật;
- Phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Và theo Điều 4 Luật Thanh tra 2022 có 03 Nguyên tắc hoạt động thanh tra gồm:
(1) Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
(2) Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
(3) Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?
- Thông tin gốc về doanh nghiệp là gì? Ngành nghề kinh doanh có được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?
- Di dời công trình xây dựng là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm những giấy tờ nào?