Mẫu đề án khai thác sử dụng nước mặt đối với trường hợp chưa có công trình khai thác là mẫu nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác sử dụng nước mặt có bao gồm đề án khai thác sử dụng nước không?
- Mẫu đề án khai thác sử dụng nước mặt đối với trường hợp chưa có công trình khai thác là mẫu nào?
- Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt đối với trường hợp chưa có công trình khai thác được thực hiện ra sao?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác sử dụng nước mặt có bao gồm đề án khai thác sử dụng nước không?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ mục đích khai thác, sử dụng nước cho thủy điện);
d) Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
b) Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải kèm theo đề án khai thác nước;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ mục đích khai thác, sử dụng nước cho thủy điện);
3. Mẫu đơn, nội dung đề án, báo cáo được lập theo Mẫu 05, Mẫu 06, Mẫu 07, Mẫu 08, Mẫu 28, Mẫu 29, Mẫu 30, Mẫu 31, Mẫu 32, Mẫu 33 và Mẫu 34 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Theo đó, đối với trường hợp chưa có công trình khai thác thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt sẽ phải bao gồm đề án khai thác sử dụng nước mặt.
Mẫu đề án khai thác sử dụng nước mặt đối với trường hợp chưa có công trình khai thác là mẫu nào? (hình từ Internet)
Mẫu đề án khai thác sử dụng nước mặt đối với trường hợp chưa có công trình khai thác là mẫu nào?
Đề án khai thác sử dụng nước mặt được thực hiện theo Mẫu 28 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu đề án khai thác sử dụng nước mặt đối với trường hợp chưa có công trình khai thác mới nhất tại đây: Tải về
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt đối với trường hợp chưa có công trình khai thác được thực hiện ra sao?
Tại Điều 35 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt đối với trường hợp chưa có công trình khai thác được thực hiện như sau:
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
2. Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 18 ngày làm việc;
c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nhận giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự kỳ thi tuyển công chức TAND TP.HCM năm 2024 vòng 1 thế nào?
- Bài phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết công tác cuối năm 2024? Mẫu bài tham luận tổng kết cuối năm 2024?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì? Phương thức giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ?
- Nhân sự bộ phận kiểm soát nội bộ công ty chứng khoán phải có chứng chỉ chuyên môn nào theo quy định?
- Chỉ tiêu tuyển Chấp hành viên sơ cấp năm 2024 là bao nhiêu? Kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp năm 2024 thế nào?