Mẫu cam kết bảo mật thông tin khách hàng như thế nào? Làm lộ thông tin khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh bị phạt hành chính thế nào?
Bảo mật thông tin khách hàng là gì?
Bảo mật thông tin khách hàng là một tập hợp các biện pháp nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng khỏi bị truy cập trái phép, sử dụng, tiết lộ, sửa đổi, xóa hoặc tiêu hủy. Dữ liệu cá nhân của khách hàng có thể bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email, thông tin tài chính,...
Khách hàng hay người tiêu dùng nói chung có quyền được bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân của mình, vấn đề này được quy định rõ tại khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, cụ thể như sau:
Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
1. Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
...
Có thể thấy bảo mật thông tin khách hàng là vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp nói chung.
Trước thực tế rủi ro về đánh cấp thông tin khách hàng, dữ liệu cá nhân ngày càng cao do xu hướng tiêu dùng trực tuyến, thanh toán online,... như hiện nay, doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể và hiệu quả để bảo mật thông tin khách hàng.
Việc làm lộ thông tin khách hàng không chỉ làm mất uy tín của của doanh nghiệp mà còn có kéo theo nhiều hậu quả pháp lý khác.
Mẫu cam kết bảo mật thông tin khách hàng (Hình từ Internet)
Mẫu cam kết bảo mật thông tin khách hàng như thế nào?
Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về mẫu cam kết bảo mật thông tin giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Tuy nhiên từ thực tế những rủi ro có thể xảy ra và quyền được bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân của khách hàng và người tiêu dùng nói chung, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tham khảo mẫu cam kết bảo mật thông tin khách hàng sau đây:
TẢI VỀ Mẫu cam kết bảo mật thông tin khách hàng
Khi thu thập và sử dụng thông tin khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh có những trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh khi thu thập và sử dụng thông tin khách hàng được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau:
- Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;
- Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý;
- Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;
- Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác;
- Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Làm lộ thông tin khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh bị phạt hành chính thế nào?
Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng như sau:
Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng theo quy định;
b) Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định;
c) Không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao theo quy định;
d) Không tự điều chỉnh hoặc không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin không chính xác theo quy định;
đ) Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng.
Theo đó, hành vi làm lộ thông tin khách hàng, cụ thể như sử dụng thông tin khách hàng không phù hợp với mục đích đã thông báo với khách hàng mà không được khách hàng đồng ý hoặc chuyển giao thông tin của khách hàng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của khách hàng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp thông tin của khách hàng bị lộ là bí mật cá nhân của khách hàng.
Bí mật cá nhân của người tiêu dùng được định nghĩa tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. “Bí mật cá nhân của người tiêu dùng” là thông tin liên quan đến cá nhân người tiêu dùng đã được người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khác áp dụng các biện pháp bảo mật mà nếu tiết lộ hoặc sử dụng thông tin này không có sự chấp thuận của họ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc các thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần khác với người tiêu dùng.
...
Mức phạt trên đây áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?