Mẫu Biên bản xác nhận số lượng hàng hóa mới nhất? Bên bán phải khắc phục như thế nào khi giao thiếu hàng?
Biên bản xác nhận số lượng hàng hóa là gì? Bên bán phải khắc phục như thế nào khi giao thiếu hàng?
Biên bản xác nhận số lượng hàng hóa là một tài liệu pháp lý được lập ra để ghi nhận và xác nhận số lượng hàng hóa được giao nhận giữa các bên liên quan, thường là giữa bên cung cấp (nhà sản xuất, nhà cung cấp) và bên nhận (khách hàng, đối tác).
Biên bản xác nhận số lượng hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác của số lượng hàng hóa trong quá trình giao nhận, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên trong giao dịch thương mại.
Căn cứ Điều 41 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
2. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Theo đó, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng hóa và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng hóa và giao thiếu hàng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu trong thời hạn còn lại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Khi bên bán thực hiện việc khắc phục giao hàng thiếu mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Mẫu Biên bản xác nhận số lượng hàng hóa mới nhất? Bên bán phải khắc phục như thế nào khi giao thiếu hàng? (Hình từ Internet)
Mẫu Biên bản xác nhận số lượng hàng hóa mới nhất? Tải Biên bản xác nhận số lượng hàng hóa tại đâu?
Thông thường, nội dung chính của biên bản xác nhận số lượng hàng hóa bao gồm:
(1) Thông tin các bên:
Tên, địa chỉ, số điện thoại và thông tin liên lạc của bên cung cấp hàng hóa.
Tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của bên nhận hàng hóa.
(2) Tiêu đề biên bản:
Tiêu đề rõ ràng, ví dụ: "Biên bản xác nhận số lượng hàng hóa".
(3) Thông tin về hàng hóa:
Tên hàng hóa, mã hàng, số lô sản xuất, và các thông tin liên quan khác.
Số lượng hàng hóa được giao nhận.
(4) Mô tả tình trạng hàng hóa:
Ghi nhận tình trạng của hàng hóa tại thời điểm giao nhận (nếu cần thiết), bao gồm các đặc điểm như: nguyên vẹn, hỏng hóc, hay có dấu hiệu bất thường.
(5) Kết luận:
Tóm tắt lại số lượng hàng hóa đã được xác nhận và ghi nhận sự đồng ý của các bên về số lượng này.
(6) Chữ ký:
Chữ ký của đại diện bên cung cấp và bên nhận hàng hóa để xác nhận nội dung biên bản.
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu Biên bản xác nhận số lượng hàng hóa.
Có thể tham khảo Mẫu Biên bản xác nhận số lượng hàng hóa dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Biên bản xác nhận số lượng hàng hóa
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Bên mua được tạm ngừng thanh toán tiền hàng đến khi nào nếu bên bán giao không đủ số lượng hàng?
Căn cứ theo Điều 51 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:
1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;
4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì bên mua được tạm ngừng thanh toán tiền hàng đến khi bên bán giao đủ số lượng hàng hóa nếu có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không đủ số lượng với hợp đồng.
Bên cạnh đó, bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật Thương mại 2005.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?