Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định thế nào? Hướng dẫn cách viết biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn? Câu hỏi của anh N.Q.P từ Bến Tre.

Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định thế nào?

Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định theo Mẫu số 03/BB ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định thế nào?

TẢI VỀ Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định thế nào?

Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách viết biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?

Căn cứ quy định tại Mẫu số 03/BB ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì cách viết biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được hướng dẫn như sau:

Mục [1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP;

Mục [2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính;

Mục [3] Trường hợp xác minh với cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm mà người này không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải mời người chứng kiến hoặc mời đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm để chứng kiến;

Mục [4] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần;

Ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân;

Ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;

Mục [5] Ghi cụ thể nội dung cần xác minh (về hành vi vi phạm hành chính, về tình tiết tăng nặng giảm nhẹ...);

Mục [6] Ghi họ và tên cá nhân/người đại diện tổ chức cung cấp thông tin cần xác minh;

Mục [7] Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.

Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định thì việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

(2) Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

(3) Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:

- Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần;

- Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.

Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;

- Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần;

- Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

(4) Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.

(5) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,607 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào