Mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khi thuộc trường hợp nào?
Mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA thì theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản, tai nạn giao thông gồm vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng và vụ va chạm giao thông.
Hiện nay, pháp luật không quy định về mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ, tuy nhiên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo mẫu sau đây:
TẢI VỀ Mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ
Mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khi thuộc trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khi thuộc trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA về phân loại tai nạn giao thông như sau:
Phân loại tai nạn giao thông
Theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông gồm vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng và vụ va chạm giao thông
1. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
2. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 01 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
...
Như vậy, theo quy định, vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp như sau:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
- Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi xảy ra tai nạn giao thông thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm như sau:
(1) Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm:
- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
(2) Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm:
- Bảo vệ hiện trường;
- Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
- Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(3) Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
(4) Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
(5) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn;
Trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.
(6) Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tước vương miện có nghĩa là gì? Vi phạm những điều gì thì hoa hậu sẽ bị tước vương miện theo quy định hiện nay?
- 04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội? Người nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam không?
- Đảng viên bị khai trừ ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác thì chi bộ có trách nhiệm thu lại thẻ đảng nộp lên cơ quan nào?
- Trường hợp nào được ứng trước vốn kế hoạch để thực hiện dự án đầu tư công? Trình tự thực hiện như thế nào?
- Những câu danh ngôn hay trong ngày 20 11 nói về tình thầy trò? Trong ngày 20 11 các trường học có vai trò như thế nào?