Mẫu biên bản trả lời thông báo tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản trả lời thông báo tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước được quy định như thế nào?
- Ai có trách nhiệm yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong Bồi thường Nhà nước?
- Trong văn bản yêu cầu bồi thường Nhà nước có phải có nội dung chính là yêu cầu phục hồi danh dự không?
Mẫu biên bản trả lời thông báo tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mẫu 18/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về biên bản trả lời thông báo tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước như sau:
Tải mẫu biên bản trả lời thông báo tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước. Tại đây
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 18/BTNN:
(1) Ghi tên cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
(2) Ghi nhận ý kiến của người bị thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đồng ý với toàn bộ nội dung Thông báo.
- Không đồng ý với nội dung trong Thông báo. Trường hợp này cần ghi cụ thể ý kiến về sự thay đổi đối với từng nội dung trong Thông báo.
- Đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự.
- Từ chối quyền được phục hồi danh dự.
Trả lời thông báo tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong Bồi thường Nhà nước?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường
1. Tiếp nhận, thụ lý yêu cầu bồi thường.
2. Phục hồi danh dự hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật này.
3. Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
4. Xác minh thiệt hại; tiến hành thương lượng, đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu bồi thường, tính đúng đắn của các văn bản, tài liệu giải quyết yêu cầu bồi thường và quyết định giải quyết bồi thường.
6. Ra bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường, tổ chức thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện bản án, quyết định đó.
7. Gửi bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và cá nhân, tổ chức khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, trách nhiệm yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong Bồi thường Nhà nước là của cơ quan giải quyết bồi thường.
Trong văn bản yêu cầu bồi thường Nhà nước có phải có nội dung chính là yêu cầu phục hồi danh dự không?
Căn cứ theo điểm h khoản 3 Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Hồ sơ yêu cầu bồi thường
...
3. Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
b) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
c) Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
d) Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
đ) Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
e) Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
g) Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
h) Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
i) Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g và h khoản này.
...
Như vậy, trong văn bản yêu cầu bồi thường Nhà nước phải có nội dung chính là yêu cầu phục hồi danh dự nếu người thiệt hại có yêu cầu như vậy, còn trong trường hợp người thiệt hại không có yêu cầu việc phục hồi danh dự thì không cần phải có nội dung này trong văn bản yêu cầu bồi thường Nhà nước.
Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g và h cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?