Mẫu biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu này thế nào?
Mẫu biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự mới nhất?
Mẫu biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự mới nhất được quy định là Mẫu số 21-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Mẫu biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự
Mẫu biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu này thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự?
Tại Mẫu số 21-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP có hướng dẫn cách viết mẫu biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự như sau:
(1) Ghi tên Tòa án mở phiên họp giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(3) Nếu việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì không ghi nội dung này.
(4) Ghi họ tên, chức danh của Thư ký phiên họp.
(5) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(6) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”.
Ví dụ 1 : Ông Nguyễn Văn A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...).
(7) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(8) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (5).
(9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi họ tên và địa chỉ của người làm chứng (nếu có).
(12) Ghi họ tên và địa chỉ nơi làm việc của người phiên dịch (nếu có). Nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ nơi cư trú.
(13) Ghi họ tên và địa chỉ nơi làm việc của người giám định (nếu có). Nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ nơi cư trú.
(14) Cần ghi rõ trường hợp khi có người tham gia vắng mặt tại phiên họp (mà không thuộc trường hợp phải hoãn phiên họp) thì Chủ tọa phiên họp phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên họp hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận, nếu không chấp nhận thì nêu rõ lý do và ghi quyết định của Hội đồng xét xử.
(15) Ghi các câu hỏi và trả lời của những người tham gia phiên họp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia phiên họp hoặc những người đại diện hợp pháp của họ.
(16) Ghi những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên, những người tham gia phiên họp: những vấn đề được ghi trong biên bản phiên họp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ sung cụ thể; nếu có nhiều người yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì ghi thứ tự từng người một; người có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải ký xác nhận.
Viện kiểm sát có tham gia phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự không?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự như sau:
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
Như vậy, để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát có tham gia phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?