Mẫu biên bản họp đặt tên hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình? Cách đặt tên hộ kinh doanh đúng?
Biên bản họp đặt tên hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình là gì?
Biên bản họp đặt tên hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình là văn bản ghi nhận nội dung cuộc họp giữa các thành viên trong hộ gia đình về việc thống nhất đặt tên cho hộ kinh doanh cá thể.
Thông thường, nội dung chính của biên bản họp bao gồm:
(1) Thời gian, địa điểm họp
(2) Thành phần tham gia (gồm các thành viên trong hộ gia đình)
Nội dung cuộc họp:Thảo luận và thống nhất về tên hộ kinh doanh
Lý do chọn tên
Xác nhận không trùng lặp với hộ kinh doanh khác theo quy định
(3) Kết luận & biểu quyết về tên chính thức của hộ kinh doanh
(4) Chữ ký của các thành viên tham gia
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu biên bản họp đặt tên hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình? Cách đặt tên hộ kinh doanh đúng? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản họp đặt tên hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình?
Hiện nay, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp không quy định cụ thể Mẫu biên bản họp đặt tên hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình.
Có thể tham khảo Mẫu biên bản họp đặt tên hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu biên bản họp đặt tên hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Cách đặt tên hộ kinh doanh đúng? Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh có bao gồm biên bản họp đặt tên hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình?
Căn cứ Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.
...
Dẫn chiếu đến Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đặt tên hộ kinh doanh như sau:
Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Theo đó, tên của hộ kinh doanh phải được đặt theo đúng quy định sau:
- Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Cụm từ “Hộ kinh doanh”
+ Tên riêng của hộ kinh doanh
+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Đăng ký hộ kinh doanh
1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh không bao gồm biên bản họp đặt tên hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Phim nóng là gì? Xem phim nóng có vi phạm pháp luật không? Tự đăng phim nóng của mình lên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 20 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 20 4 2025?
- Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra được hiểu thế nào? 9 trường hợp cơ quan nhà nước không trực tiếp cung cấp thông tin?
- Con số may mắn hôm nay 20 4 2025? 3 con số may mắn hôm nay 20 4 2025? Con số may mắn hôm nay theo 12 con giáp?
- Ngày Kiến trúc Việt Nam 2025 diễn ra vào ngày mấy? Nhiệm vụ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam là gì?