Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định đối với hợp tác xã mới nhất hiện nay được quy định thế nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định đối với hợp tác xã mới nhất hiện nay được quy định thế nào? Tôi rất hy vọng mình có thể nhận được câu trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của chị N.T.P đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định đối với hợp tác xã mới nhất hiện nay được quy định thế nào?

Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định đối với hợp tác xã mới nhất hiện nay là Mẫu số 04- TSCĐ Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-BTC.

Tại đây Tải mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định đối với hợp tác xã mới nhất hiện nay

Biên bản đánh giá lại tài sản cố định đối với hợp tác xã được lập theo phương pháp thế nào?

Theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-BTC, biên bản đánh giá lại tài sản cố định đối với hợp tác xã được lập nhằm xác nhận việc đánh giá lại tài sản cố định và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại tài sản cố định

Cững theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-BTC thì biên bản đánh giá lại tài sản cố định đối với hợp tác xã được lập theo phương pháp sau:

(1) Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại tài sản cố định ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại tài sản cố định, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá tài sản cố định.

(2) Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của tài sản cố định.

(3) Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

(4) Cột 4: Ghi giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1,2,3 để ghi.

(5) Cột 5,6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.

(6) Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại tài sản cố định.

Lưu ý: Biên bản đánh giá lại tài sản cố định được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.

Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định

Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định đối với hợp tác xã mới nhất hiện nay được quy định thế nào?

Hợp tác xã có những loại tài sản nào?

Tài sản của hợp tác xã được quy định tại Điều 48 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:

Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ nguồn sau đây:
a) Vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;
b) Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
c) Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác.
2. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
b) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;
c) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
d) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
3. Việc quản lý, sử dụng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên và các quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, tài sản của hợp tác xã được hình thành từ những nguồn sau:

- Vốn góp của thành viên hợp tác xã.

- Vốn huy động của thành viên hợp tác xã và vốn huy động khác.

- Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã.

- Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác.

Hợp tác xã có những loại tài sản không chia sau:

- Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

- Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia.

- Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia.

- Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.

Tài sản cố định Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản cố đình:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục thanh lý tài sản cố định bị hư hỏng
Pháp luật
Sửa chữa tài sản cố định có được đưa vào nguyên giá hay không? Hay được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ?
Pháp luật
Chi khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp? Doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định thì tính thuế thu nhập trong kỳ thế nào?
Pháp luật
Công cụ dụng cụ phải giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên thì mới trở thành tài sản cố định đúng không?
Pháp luật
Thông tư 23/2023/TT-BTC không thay thế Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định khấu hao tài sản cố định?
Pháp luật
Nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định có phải nộp thuế nhập khẩu không? Thủ tục miễn thuế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh thì tài sản cố định của doanh nghiệp có được trích khấu hao không?
Pháp luật
Thông tư 23/2023/TT-BTC thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định khấu hao tài sản cố định mới nhất?
Pháp luật
Quản lý tài sản cố định khi hết thời gian khấu hao nhưng vẫn còn hạn và đang sử dụng vào hoạt động kinh doanh thế nào?
Pháp luật
Tài sản cố định thuê tài chính là gì? Tài sản cố định thuê tài chính có phải thực hiện trích khấu hao hay không?
Pháp luật
Tài sản cố định được phân loại thế nào? Có được gộp chung các trang thiết bị để xét làm tài sản cố định hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản cố định
1,250 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào