Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
- Hướng dẫn cách điền mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất?
- Nội dung trên biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có được viết tắt không?
Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được hướng dẫn Mẫu số 03 - TSCĐ ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Tải mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành
Hướng dẫn cách điền mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất?
Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được lập nhằm mục đích xác nhận việc bàn giao tài sản cố định sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên có tài sản cố định sửa chữa và bên thực hiện việc sửa chữa. Là căn cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa tài sản cố định.
Phương pháp và trách nhiệm ghi biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được hướng dẫn tại Mẫu số 03 - TSCĐ ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Góc trên bên trái của Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành phải tiến hành lập Ban giao nhận gồm đại diện bên thực hiện việc sửa chữa và đại diện bên có tài sản cố định sửa chữa.
Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành gồm 2 phần chính:
1 - Ghi tên, ký hiệu, số hiệu tài sản cố định sửa chữa.
Nơi quản lý sử dụng tài sản cố định và ghi rõ thời gian bắt đầu sửa chữa và hoàn thành việc sửa chữa tài sản cố định.
2 - Các bộ phận sửa chữa.
Cột A: Ghi rõ tên của bộ phận cần phải sửa chữa của tài sản cố định.
Cột B: Ghi nội dung (Mức độ) của công việc sửa chữa như: Thay thế mới hoặc sửa chữa, tân trang lại v.v...
Cột 1: Ghi giá dự toán (Giá kế hoạch) (Đối với trường hợp đơn vị tự làm) hoặc giá hợp đồng hai bên đã thỏa thuận (Đối với trường hợp thuê ngoài) của từng bộ phận cần sửa chữa.
Cột 2: Ghi số chi phí thực tế đã chi cho từng bộ phận sửa chữa (Đối với trường hợp đơn vị tự sửa chữa).
Đối với trường hợp thuê ngoài sửa chữa thì chỉ ghi vào cột này khi có sự thay đổi về giá cả (So với giá ghi theo hợp đồng) phát sinh trong quá trình sửa chữa được bên có tài sản cố định sửa chữa chấp nhận thanh toán.
Cột 3: Ghi rõ kết quả kiểm tra của từng bộ phận sau khi đã sửa chữa xong.
- Kết luận: Ghi ý kiến nhận xét tổng thể về việc sửa chữa lớn tài sản cố định của Hội đồng giao nhận.
Biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành lập thành 2 bản, đại diện đơn vị hai bên giao, nhận cùng ký và mỗi bên giữ một bản, sau đó chuyển cho kế toán trưởng của đơn vị có tài sản cố định sửa chữa, soát xét xong lưu tại phòng kế toán.
Nội dung trên biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có được viết tắt không?
Nội dung trên biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có được viết tắt không, thì căn cứ theo khoản 3 Điều 85 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Lập và ký chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định của Luật Kế toán.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
...
Như vậy, nội dung trên biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ không được viết tắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?