Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng hợp đồng trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ?
Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng hợp đồng trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ?
Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng hợp đồng trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ là Mẫu số 19 kèm theo mẫu số 4A ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT.
Tải về Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng hợp đồng trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ
Tải về Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất
Lưu ý:
(1) Căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu mà quy định phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 13.1 E-ĐKCT.
(2) Địa chỉ ngân hàng: ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.
(3) Ngày giao hàng quy định trong hợp đồng. Nếu giao hàng theo từng phần thì có thể quy định bảo lãnh tiền tạm ứng hết hiệu lực khi giá trị hàng hóa được giao và nghiệm thu lớn hơn hoặc bằng số tiền được tạm ứng. Trong trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thì yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tiền tạm ứng.
Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng hợp đồng trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ? (hình từ Internet)
Bảo lãnh tiền tạm ứng hợp đồng được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 thì bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau:
Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Theo đó, bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bảo lãnh tiền tạm ứng hợp đồng là hình thức ràng buộc pháp lý để nhà thầu không vi phạm hợp đồng, không vi phạm tiến độ thực hiện hợp đồng và đảm bảo nhà thầu sử dụng khoản tiền tạm ứng đúng mục đích với thời gian tạm ứng bằng thời gian thực hiện hợp đồng.
Các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu gói thầu mua sắm hàng hóa có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh là gì?
Theo khoản 21 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 thì hồ sơ mời thầu được hiểu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu.
Và theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 thì hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Đồng thời, tại khoản 8 Điều 4 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT có quy định như sau:
Áp dụng các Mẫu hồ sơ và Phụ lục
...
8. Phụ lục:
...
l) Phụ lục 8: Một số hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu.
...
Theo đó, tại Phụ lục 8 ban hành kèm Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT có nêu một số nội dung của E HSMT dẫn đến hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 đối với gói thầu mua sắm hàng hóa gồm:
- Quy định yêu cầu về kỹ thuật mà chỉ có một sản phẩm cụ thể của một hãng sản xuất cụ thể đáp ứng trong khi trên thị trường có nhiều hãng sản xuất có thể cung cấp hàng hóa thuộc gói thầu;
- Yêu cầu giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương đối với những hàng hóa thông dụng, đơn giản;
- Yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 10, khoản 2 Điều 44 và khoản 1 Điều 56 của Luật Đấu thầu;
- Yêu cầu về hàng hóa mẫu đối với gói thầu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 27 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT.
- Yêu cầu nhà thầu khi tham dự thầu phải có giấy cam kết hỗ trợ kỹ thuật do nhà sản xuất ban hành và phải có dấu xác nhận của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối;
- Yêu cầu về nhân sự chủ chốt đối với phần công việc cung cấp hàng hóa;
- Yêu cầu về giấy chứng nhận ISO đối với nhà thầu không phải là nhà sản xuất;
- Yêu cầu về thiết bị chủ chốt để thực hiện gói thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn thực hiện chế độ tự chủ là mẫu nào? Trách nhiệm thực hiện chế độ tự chủ?
- Thủ tục đăng ký xe tạm thời từ 2025 theo Thông tư 79/2024 thế nào? Những trường hợp xe cơ giới được đăng ký tạm thời từ 2025?
- Quy định sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024 thế nào?
- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì? Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp?
- Mẫu đơn đề nghị kiểm tra kiến thức phát luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 65/2024 thế nào?