Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của quản lý mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo thành tích cá nhân của quản lý?
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của quản lý mới nhất?
Báo cáo thành tích cá nhân là một tài liệu hoặc bản trình bày chi tiết về những kết quả, thành công và đóng góp mà một cá nhân đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, thường được sử dụng trong môi trường học tập, công việc hoặc đánh giá năng lực.
Tham khảo mẫu báo cáo thành tích cá nhân của quản lý mới nhất dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của quản lý mới nhất
Hướng dẫn cách viết báo cáo thành tích cá nhân của quản lý? Mục đích của báo cáo là gì?
Tham khảo hướng dẫn cách viết báo cáo thành tích cá nhân của quản lý qua các bước sau:
1. Phần mở đầu:
- Ghi rõ thông tin cá nhân
- Chức vụ, phòng ban
- Thời gian báo cáo
2. Mục tiêu đã đặt ra:
- Liệt kê các mục tiêu cụ thể
- Chia theo từng lĩnh vực công việc
- Xác định các mục tiêu đã đạt được và chưa đạt được
3. Kết quả thực hiện:
- So sánh kết quả với mục tiêu ban đầu
- Tổng hợp các minh chứng và số liệu cụ thể về hiệu quả công việc
- Chỉ ra những thành công và hạn chế
4. Đánh giá chi tiết:
- Phân tích sâu nguyên nhân thành công/thất bại
- Rút ra bài học kinh nghiệm
- Đề xuất giải pháp cải thiện
5. Kế hoạch phát triển:
- Mục tiêu cho năm tới
- Kế hoạch phát triển bản thân
- Các biện pháp đổi mới công tác quản lý
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của quản lý mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo thành tích cá nhân của quản lý? (hình từ internet)
Theo Điều 3 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp.
2. Chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là những yêu cầu cụ thể về việc thực hiện báo cáo do cơ quan, người có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành và bắt buộc các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan phải thực hiện.
...
Như vậy, báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Mục đích của báo cáo để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp.
Nguyên tắc chung về việc ban hành chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước là gì?
Theo Điều 5 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định nguyên tắc chung về việc ban hành chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:
- Bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; đồng thời, phục vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chế độ báo cáo đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Nội dung chế độ báo cáo phù hợp với quy định tại các văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan, người có thẩm quyền thuộc hệ thống hành chính nhà nước ban hành.
- Chế độ báo cáo chỉ được ban hành khi thật sự cần thiết để phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền.
- Chế độ báo cáo phải phù hợp về thẩm quyền ban hành và đối tượng yêu cầu báo cáo, bảo đảm rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, khả thi và không trùng lắp với chế độ báo cáo khác. Giảm tối đa yêu cầu về tần suất báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong thực hiện chế độ báo cáo.
- Các số liệu yêu cầu báo cáo phải đồng bộ, thống nhất về khái niệm, phương pháp tính và đơn vị tính để bảo đảm thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, chuyển dần từ báo cáo bằng văn bản giấy sang báo cáo điện tử. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện chế độ báo cáo và công tác phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
Lưu ý: theo Điều 7 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về nội dung chế độ báo cáo như sau:
Nội dung chế độ báo cáo bao gồm các thành phần sau:
- Tên báo cáo;
- Nội dung yêu cầu báo cáo;
- Đối tượng thực hiện báo cáo;
- Cơ quan nhận báo cáo;
- Phương thức gửi, nhận báo cáo;
- Thời hạn gửi báo cáo;
- Tần suất thực hiện báo cáo;
- Thời gian chốt số liệu báo cáo;
- Mẫu đề cương báo cáo;
- Biểu mẫu số liệu báo cáo;
- Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?