Mẫu Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học là mẫu nào? Hướng dẫn cách ghi Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học?
Mẫu Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học là mẫu nào?
>>> Xem thêm:
Mẫu Báo cáo tự phê bình và phê bình của chi bộ/ Báo cáo kiểm điểm tập thể chi ủy chi bộ?
Mẫu Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học mới nhất là Mẫu 01-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 (mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể):
Tải về Mẫu Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học
Hướng dẫn cách ghi Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học?
Tham khảo Hướng dẫn cách ghi Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học Mẫu 01-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023:
BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM TẬP THỂ
Năm…
Căn cứ kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương (cơ quan, đơn vị); tập thể ........ kiểm điểm với các nội dung chủ yếu sau:
I. Ưu điểm, kết quả đạt được
1. Việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện quy chế làm việc.
- Chi bộ tích cực đấu tranh chống tư tưởng bè phái cục bộ. Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo dức, phong cách Hồ Chí Minh”. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
-Tổ chức họp Chi bộ hàng tháng đúng thời gian quy định. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên trong Chi bộ.
- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc của chi bộ, tất cả mọi công việc đều thực hiện theo nguyên tắc công khai - dân chủ, nội bộ đoàn kết.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, chuẩn hoá, bồi dưỡng điều động luân chuyển và sử dụng cán bộ, đảng viên. Hàng năm, bí thư chi bộ kiến nghị với với cấp có thẩm quyền để đề cử cán bộ đảng viên trong chi bộ tham dự các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn, lí luận chính trị.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc | □ Tốt | □ Trung bình | □ Kém |
2. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong nghị quyết đại hội, kế hoạch, chương trình công tác năm được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.
Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cải tiến phong cách và lề lối làm việc, nâng cao hiệu suất công tác, phát huy vai trò gương mẫu, tính tích cực, sáng tạo của đảng viên, cán bộ công chức.
Kết quả:
- Hiệu quả đào tạo … năm …% ra lớp, không có HS bỏ học.
- Tỉ lệ học sinh lên lớp: …%;
- Hoàn thành chương trình tiểu học: …%
- Huy động học sinh đầu năm đạt tỉ lệ …%
- Nhà trường được UBND………….. công nhận danh hiệu ... nhiều năm liền.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc | □ Tốt | □ Trung bình | □ Kém |
3. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; trách nhiệm nêu gương; trách nhiệm giải trình; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân.
- Đoàn kết nội bộ, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp, linh hoạt, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Kiên quyết chống biểu hiện bè phái, cục bộ địa phương.
- Xây dựng Kế hoạch chi tiêu hợp lý, thực hiện tốt cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Tham gia dự họp đúng giờ, đúng thành phần, nghiêm túc, tích cực tham gia phát biểu ý kiến, không lãng phí thời gian làm việc hành chính, tiết kiệm trong sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, điện thắp sáng, hạn chế việc đến quán xá, uống rượu – bia trong giờ làm việc.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc | □ Tốt | □ Trung bình | □ Kém |
4. Trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
- Chủ động lãnh đạo ĐV thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải cách tư pháp.
- Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, xử lý công việc, không nể nang, tình cảm.
- Qua kiểm tra, giám sát tất cả cán bộ, đảng viên chấp hành tốt những Quy định những điều đảng viên không được làm, đã tạo được niềm tin vững chắc đối với quần chúng nhân dân nơi công tác và cư trú.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc | □ Tốt | □ Trung bình | □ Kém |
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
- Hạn chế, khuyết điểm.
- Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.
- Nhiều lúc còn chưa giám sát kĩ các phong trào hoạt động nên hiệu quả công việc chưa cao.
-Việc đổi mới giảng dạy vẫn còn mang tính hình thức chưa thật sự đi vào chiều sâu.
...
III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc | □ Tốt | □ Trung bình | □ Kém |
IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
V. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân
Về những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; nguyên tắc tập trung dân chủ; các quy định, quy chế làm việc; công tác tổ chức, cán bộ; quản lý đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo; các biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; kết quả xử lý sai phạm đối với tập thể, cá nhân...
VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Đề nghị xếp loại mức chất lượng:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành nhiệm vụ
T/M TẬP THỂ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Tham khảo Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ
Mẫu 1 | |
Mẫu 2 |
Mẫu Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học là mẫu nào? Hướng dẫn cách ghi? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn chi tiết cách thức kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể lãnh đạo, quản lý và cá nhân theo Quy định 124?
Hướng dẫn chi tiết cách thức kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể lãnh đạo, quản lý và cá nhân được quy định tại Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023, cụ thể:
(1) Chuẩn bị kiểm điểm
1.1. Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.
1.2. Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.
Trong đó, theo Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 thì tại điểm 1.1 và điểm 1.2, khoản 1 Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 về việc chuẩn bị kiểm điểm, thực hiện như sau: - Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 01 Tải về và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng cấp có liên quan. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 03 ngày làm việc. >>> Tải về Mẫu Bảng tổng hợp ý kiến góp ý đối với báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ - Mỗi cá nhân làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 2A, 2B. >>> Tải về bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A: tại đây >>> Tải về bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2B: tại đây - Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp thành lập đoàn (hoặc tổ) công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm; phân công cấp ủy viên, cán bộ các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo, tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp dưới và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu là 02 ngày. Đối với những nơi Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm thì thời gian kiểm điểm tối thiểu là 03 ngày. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý. |
1.3. Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.
Trong đó, theo Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023, tại điểm 1.3, khoản 1 Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 về gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân, thực hiện như sau: - Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý khi cần thiết. - Ban thường vụ cấp ủy các cấp gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền (nếu cần). - Ban tổ chức cấp ủy hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban kiểm tra cùng cấp và các cơ quan có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền về những tập thể, cá nhân cần gợi ý kiểm điểm và nội dung gợi ý kiểm điểm. |
(2) Nơi kiểm điểm
2.1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.
2.2. Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
2.3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.
Cụ thể:
(i) Quy định việc kiểm điểm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, thực hiện như sau:
+ Kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng.
+ Kiểm điểm tại tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác.
+ Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngoài việc kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác thì phải thực hiện việc kiểm điểm tại nơi đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo đối tượng được quy định tại Điều 5, Quy định 124-QĐ/TW.
+ Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thì kiểm điểm ở nơi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác nhiều hơn. Đối với cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý và đảm nhiệm vị trí người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì việc kiểm điểm của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định.
+ Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác không thực hiện nhiệm vụ chuyên trách thì không kiểm điểm ở tổ chức, cơ quan, đơn vị đó nhưng phải báo cáo kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ kiêm nhiệm được giao đối với cả nơi công tác kiêm nhiệm và nơi công tác chính. Tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ kiêm nhiệm có trách nhiệm gửi nhận xét, đánh giá về nơi công tác chính để làm căn cứ đánh giá, xếp loại theo quy định.
(ii) Quy định đánh giá, xếp loại, thực hiện như sau:
+ Đánh giá, xếp loại đảng viên tại chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt.
+ Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý thì đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức danh, chức vụ tương đương thì đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm ở nơi có thời gian công tác nhiều hơn.
(3) Trình tự kiểm điểm
3.1. Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.
3.2. Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?