Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất?
Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất là Mẫu 3 được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Hướng dẫn 66-HD/TWĐTN-BTC năm 2021 có dạng như sau:
Tải về Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn.
Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới được quy định tại tiểu mục 1 Mục X Hướng dẫn 66-HD/TWĐTN-BTC năm 2021 như sau:
(1) Đoàn Chủ tịch Đại hội trình bày Đề án xây dựng Ban Chấp hành khóa mới.
Đại hội thảo luận Đề án (có thể thảo luận theo tổ hoặc theo đoàn đại biểu về yêu cầu, tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành) và biểu quyết thông qua Đề án Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới.
(2) Đại hội tiến hành ứng cử, đề cử nhân sự bầu vào Ban Chấp hành Đoàn khoá mới (có thể ứng cử, đề cử tại tổ thảo luận).
Danh sách nhân sự giới thiệu bầu vào Ban Chấp hành khóa mới số dư tối đa do đại hội quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu.
- Danh sách ứng cử viên do Ban Chấp hành Đoàn đương nhiệm chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội.
- Đại hội thảo luận và biểu quyết lập danh sách bầu cử.
* Lưu ý: - Đối với trường hợp đoàn viên không phải là đại biểu đại hội, tự ứng cử vào Ban Chấp hành Đoàn từ cấp huyện và tương đương trở lên phải gửi hồ sơ tự ứng cử đến Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc Đại hội. Hồ sơ ứng cử gồm có: Đơn xin ứng cử; sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và nhận xét của Ban Chấp hành Đoàn cấp cơ sở nơi đoàn viên đang sinh hoạt; giấy chứng nhận sức khỏe. - Đối với trường hợp đề cử nhân sự không phải là đại biểu Đại hội, người đề cử phải gửi hồ sơ nhân sự được đề cử cho Đoàn Chủ tịch để Đoàn Chủ tịch báo cáo trước Đại hội. Hồ sơ đề cử gồm có: Văn bản đề cử; sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nhân sự được đề cử; nhận xét của Ban Chấp hành Đoàn cấp cơ sở nơi nhân sự được đề cử đang sinh hoạt; giấy chứng nhận sức khỏe của nhân sự được đề cử và ý kiến đồng ý của người được đề cử bằng văn bản. - Trường hợp tổng số ứng cử viên trong danh sách (gồm nhân sự do Ban chấp hành Đoàn đương nhiệm đề cử; do đại biểu đại hội đề cử và đại biểu tự ứng cử) nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì Đoàn Chủ tịch giải quyết theo trình tự sau: + Trao đổi để nắm nguyện vọng của các đại biểu được đề cử, ứng cử tại đại hội. Nếu các đại biểu được đề cử, ứng cử tại đại hội xin rút tên và tổng số ứng cử viên trong danh sách không vượt quá số dư 30% so với số lượng cần bầu thì Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử. + Sau khi trao đổi với các đại biểu được đề cử, ứng cử tại đại hội nhưng tổng số đại biểu nêu trong danh sách bầu cử vẫn nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đại hội đối với những người được đề cử và ứng cử tại đại hội (không lấy ý kiến đối với các nhân sự do Ban Chấp hành đương nhiệm giới thiệu). Trường hợp cần thiết, Đoàn Chủ tịch lấy phiếu tín nhiệm đối với những người được đề cử, ứng cử tại đại hội và căn cứ kết quả tín nhiệm, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử đảm bảo có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu. Trường hợp cuối danh sách lấy phiếu tín nhiệm có nhiều người có số phiếu bằng nhau mà số dư nhiều hơn 30% thì lấy phiếu tín nhiệm đối với những người có số phiếu bằng nhau, lựa chọn theo số phiếu tín nhiệm từ cao xuống thấp để lập danh sách bầu cử đảm bảo có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu. |
(3) Đoàn Chủ tịch lập danh sách bầu cử, lấy ý kiến biểu quyết của Đại hội thông qua danh sách bầu cử; chuẩn bị phiếu bầu theo các mẫu phiếu bầu trong Đại hội Đoàn các cấp kèm theo Hướng dẫn này (Phiếu có đóng dấu của cấp triệu tập đại hội ở góc trái phía trên).
(4) Bầu Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, nguyên tắc bầu cử, điều kiện trúng cử; hướng dẫn cách bỏ phiếu; kiểm tra, niêm phong thùng phiếu; phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu).
(5) Đại hội tiến hành bầu cử; Ban Kiểm phiếu kiểm tổng số phiếu phát ra, số phiếu thu về báo cáo Đại hội.
(6) Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu; lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo Đoàn Chủ tịch; công bố kết quả bầu cử. Khuyến khích Đại hội Đoàn cấp tỉnh sử dụng phần mềm kiểm phiếu.
(7) Đại hội biểu quyết thông qua kết quả bầu cử.
Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành đoàn cấp tỉnh tối thiểu là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục IX Hướng dẫn 66-HD/TWĐTN-BTC năm 2021 như sau:
IX. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ NHÂN SỰ
...
2. Cơ cấu trong Ban Chấp hành Đoàn các cấp
...
2.2. Cơ cấu trong Ban Chấp hành bảo đảm
- Tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành đoàn cấp tỉnh ít nhất 25%, trong Ban Thường vụ ít nhất 15%; đối với đoàn trực thuộc Trung ương, tỷ lệ nữ không thấp hơn nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ nữ trong Ban Thường vụ Đoàn từ cấp huyện trở xuống ít nhất 15%; phấn đấu trong thường trực các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc, Đoàn cấp huyện và tương đương có cán bộ nữ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành đoàn cấp tỉnh phải đảm bảo tối thiểu 25%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?