Mẫu báo cáo hoạt động hội áp dụng cho địa phương mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo hoạt động hội ở đâu?
Mẫu báo cáo hoạt động hội áp dụng cho địa phương mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo hoạt động hội ở đâu?
Mẫu báo cáo hoạt động hội áp dụng cho địa phương mới nhất là mẫu số 14 tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Mẫu báo cáo hoạt động hội áp dụng cho địa phương mới nhất tại đây. Tải
Mẫu báo cáo hoạt động hội áp dụng cho địa phương mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo hoạt động hội ở đâu? (Hình từ Internet)
Hoạt động hội do Đảng Nhà nước giao nhiệm vụ ở địa phương thì nội dung hỗ trợ được căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 39 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước đối với hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ
...
3. Đối với các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở địa phương thì căn cứ nội dung hỗ trợ kinh phí tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Việc hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động đối với các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương đối với các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trong phạm vi toàn quốc; ngân sách địa phương đối với các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trong phạm vi tỉnh, huyện, xã) và khả năng huy động các nguồn lực tài chính của các hội.
Theo đó, đối với các hoạt động hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở địa phương thì căn cứ nội dung hỗ trợ kinh phí tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
Quyền của Hội được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, quyền của hội được pháp luật quy định bao gồm:
(1) Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.
(2) Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội. Được cung cấp thông tin, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(3) Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hội.
(4) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội.
(5) Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội.
(6) Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
(7) Tham gia các chương trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động tư vấn, phản biện chính sách theo đề nghị của cơ quan nhà nước; tham gia cung cấp dịch vụ công, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
(8) Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở của hội theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 126/2024/NĐ-CP và có thể đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài.
(9) Thành lập và quản lý chặt chẽ tổ chức thuộc hội theo quy định của pháp luật và điều lệ hội phù hợp với tôn chỉ, mục đích và lĩnh vực hoạt động của hội.
(10) Được tham gia ý kiến trong xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của hội. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. Được tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
(11) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.
(12) Thu hội phí của hội viên và hoạt động tạo nguồn thu từ kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
(13) Được tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của hội.
(14) Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao (nếu có).
(15) Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của cấp có thẩm quyền và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
(16) Khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và điều lệ hội.
(17) Hòa giải tranh chấp, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội.
(18) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá hợp đồng xây dựng theo đơn giá điều chỉnh được áp dụng cho gói thầu nào? Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng?
- Đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?
- Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đã được lập qua các thời kỳ thì có được tiếp tục được sử dụng không?
- Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
- Đánh giá an toàn công trình là bước thứ mấy trong quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định?