Mẫu báo cáo đánh giá tác động chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng hiện nay?
- Ai có trách nhiệm triển khai nhiệm vụ đánh giá tác động chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng?
- Đánh giá tác động chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng như thế nào?
- Mẫu báo cáo đánh giá tác động chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng hiện nay?
Ai có trách nhiệm triển khai nhiệm vụ đánh giá tác động chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định việc tổ chức đánh giá tác động chính sách như sau:
Tổ chức đánh giá tác động chính sách
1. Đơn vị chủ trì có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai nhiệm vụ đánh giá tác động chính sách. Trường hợp nội dung chính sách phức tạp, có phạm vi tác động rộng và liên quan đến nhiều Bộ, ngành khác, đơn vị chủ trì có trách nhiệm mời đại diện đơn vị có chức năng thẩm định của Bộ Tư pháp, thẩm tra của Văn phòng Chính phủ và các chuyên gia tham gia đánh giá tác động chính sách.
...
Theo quy định trên, đơn vị chủ trì có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai nhiệm vụ đánh giá tác động chính sách.
Trường hợp nội dung chính sách phức tạp, có phạm vi tác động rộng và liên quan đến nhiều Bộ, ngành khác, đơn vị chủ trì có trách nhiệm mời đại diện đơn vị có chức năng thẩm định của Bộ Tư pháp, thẩm tra của Văn phòng Chính phủ và các chuyên gia tham gia đánh giá tác động chính sách.
Tổ chức đánh giá tác động chính sách (Hình từ Internet)
Đánh giá tác động chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định việc tổ chức đánh giá tác động chính sách như sau:
Tổ chức đánh giá tác động chính sách
...
2. Đánh giá tác động chính sách được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
Trong từng nội dung đánh giá phải phân tích tác động tích cực, tiêu cực đối với các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của chính sách (nhà nước, công dân và doanh nghiệp); so sánh các giải pháp thực hiện chính sách và kiến nghị các giải pháp tối ưu nhất thực hiện chính sách để đề nghị xây dựng văn bản QPPL.
Theo đó, đánh giá tác động chính sách được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP như sau:
Đánh giá tác động của chính sách
Tác động của chính sách được đánh giá gồm:
1. Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích đối với một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, cơ cấu phát triển kinh tế của quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công, đầu tư công và các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế;
2. Tác động về xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội, chính sách dân tộc (nếu có) và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội.
3. Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.
4. Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách;
5. Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khả năng thi hành và tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Và Điều 7 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định thì tác động của chính sách được đánh giá theo phương pháp định lượng, phương pháp định tính. Trong trường hợp không thể áp dụng phương pháp định lượng thì trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải nêu rõ lý do.
Trong từng nội dung đánh giá phải phân tích tác động tích cực, tiêu cực đối với các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của chính sách (nhà nước, công dân và doanh nghiệp); so sánh các giải pháp thực hiện chính sách và kiến nghị các giải pháp tối ưu nhất thực hiện chính sách để đề nghị xây dựng văn bản QPPL.
Mẫu báo cáo đánh giá tác động chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng hiện nay?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định việc tổ chức đánh giá tác động chính sách như sau:
Tổ chức đánh giá tác động chính sách
...
3. Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của các chính sách theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
Theo đó, xây dựng báo cáo đánh giá tác động của các chính sách theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 34/2016/NĐ-CP cụ thể:
Trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách
1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm:
a) Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định này;
...
Như vậy, xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP, bị thay thế bởi Mẫu số 01 Phụ lục V Nghị định 154/2020/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu báo cáo đánh giá tác động của chính sách tại đây: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?