Mẫu bảng danh sách đơn vị chấp nhận thanh toán nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật? Hướng dẫn lập bảng?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải báo cáo các đơn vị chấp nhận thanh toán có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật từ ngày nào?
- Mẫu bảng danh sách đơn vị chấp nhận thanh toán nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật theo quy định mới nhất?
- Hướng dẫn lập bảng danh sách đơn vị chấp nhận thanh toán nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật?
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải báo cáo các đơn vị chấp nhận thanh toán có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật từ ngày nào?
Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 15/2024/TT-NHNN thì Đơn vị chấp nhận thanh toán (viết tắt: ĐVCNTT) là tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP theo hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản ký kết với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Căn cứ vào điểm h khoản 3 Điều 20 Thông tư 15/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đơn vị chấp nhận thanh toán, tổ chức quốc tế
...
3. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đối với ĐVCNTT:
...
h) Báo cáo danh sách các ĐVCNTT theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán báo cáo Ngân hàng Nhà nước thông tin về các ĐVCNTT có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng phương tiện điện tử theo hướng dẫn kỹ thuật kết nối của Ngân hàng Nhà nước.
Bộ tiêu chí nhận diện các ĐVCNTT có dấu hiệu nghi ngờ gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Bộ tiêu chí) trên cơ sở tham khảo các lý do nghi ngờ tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật Bộ tiêu chí dựa trên các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán và quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của ĐVCNTT trong quá trình thực hiện hợp đồng/văn bản đã ký kết.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện báo cáo danh sách các ĐVCNTT có dấu hiệu gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật quy định tại điểm này bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
...
Như vậy, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước thông tin về các đơn vị chấp nhận thanh toán có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật bắt đầu từ ngày 01/01/2025.
Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng phương tiện điện tử theo hướng dẫn kỹ thuật kết nối của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải báo cáo thông tin về các đơn vị chấp nhận thanh toán có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật từ ngày nào? (Hình từ Internet)
Mẫu bảng danh sách đơn vị chấp nhận thanh toán nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật theo quy định mới nhất?
Mẫu bảng danh sách đơn vị chấp nhận thanh toán nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật mới nhất được quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm Thông tư 15/2024/TT-NHNN như sau:
TẢI VỀ: Danh sách đơn vị chấp nhận thanh toán nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật.
Lưu ý:
- Thời gian gửi báo cáo: Trước ngày 10 hàng tháng.
- Cách thức gửi báo cáo: Cung cấp thông qua Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SIMO).
Hướng dẫn lập bảng danh sách đơn vị chấp nhận thanh toán nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật?
Các chỉ tiêu thông tin trên bảng danh sách đơn vị chấp nhận thanh toán nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm pháp luật được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 04 ban hành kèm Thông tư 15/2024/TT-NHNN, như sau:
* Tại Cột 4: Ghi rõ Loại giấy tờ tùy thân bằng số (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) tương ứng như sau:
(1) Thẻ căn cước công dân;
(2) Thẻ căn cước;
(3) Chứng minh nhân dân;
(4) Hộ chiếu;
(5) Giấy chứng nhận căn cước;
(6) Tài khoản định danh và xác thực điện tử;
(7) Giấy tờ khác.
* Tại Cột 10: Ghi rõ loại tài khoản bằng số (1, 2) tương ứng như sau:
(1) Tài khoản của tổ chức;
(2) Tài khoản của cá nhân.
* Tại Cột 12: Ghi rõ trạng thái tài khoản bằng số (1, 2, 3, 4) tương ứng theo nội dung dưới đây:
(1) Tạm ngừng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử;
(2) Tạm khóa;
(3) Phong tỏa;
(4) Đã đóng.
* Tại Cột 13: Ghi rõ một hoặc nhiều lý do bằng số (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) tương ứng như sau:
(1) Thông tin trong hồ sơ, giấy tờ của đơn vị chấp nhận thanh toán không trùng khớp với thông tin của đơn vị chấp nhận thanh toán đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp/dân cư.
Nghi ngờ tính hợp pháp, hợp lệ của giấy tờ, tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hồ sơ cung cấp cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi ký kết hợp đồng hợp tác.
(2) Đơn vị chấp nhận thanh toán nằm trong danh sách vi phạm về trốn thuế, lừa đảo, kinh doanh ngành nghề không đúng ngành nghề đăng ký.
(3) Có cơ sở nghi ngờ thực hiện giao dịch thanh toán khống (không phát sinh mua, bán hàng hóa, dịch vụ).
(4) Số lượng, giá trị, tần suất giao dịch thanh toán không phù hợp với thông tin nhận biết về loại hình kinh doanh của đơn vị chấp nhận thanh toán.
(5) Tài khoản thanh toán của đơn vị chấp nhận thanh toán nhận tiền có nội dung lệnh chuyển tiền chứa các ký tự, thuật ngữ như: chuyển tiền cho Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Thanh tra, giao thông, chuyển tiền phục vụ công tác điều tra, ...
(6) Mã định danh của thiết bị di động (device ID), địa chỉ IP được sử dụng để cài đặt ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking App) hoặc thiết bị chấp nhận thanh toán bị thay đổi.
(7) Đơn vị chấp nhận thanh toán thuộc danh sách cảnh báo của Ngân hàng nhà nước, Cơ quan Công an hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.
(8) Dấu hiệu khác: ghi chú rõ nội dung cụ thể (footnote) đối với thông tin này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?