Mẫu Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất hiện nay?
Mẫu Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất hiện nay?
Theo Mẫu số B 09 - DNPNT ban hành kèm theo Thông tư 232/2012/TT-BTC, mẫu Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất tại đây
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có những quyền gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có những quyền sau:
- Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 22 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này.
- Từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã bồi thường cho người được bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản; lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật; trách nhiệm dân sự do người thứ ba gây ra.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có những nghĩa vụ sau:
- Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
- Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này.
- Cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan.
- Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
- Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Lưu trữ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Bảo mật thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động theo những nội dung nào?
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
c) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
d) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động theo những nội dung sau:
- Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
- Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
- Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?