Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm sau thanh tra? 08 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra là gì?
Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm sau thanh tra là mẫu nào?
Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản quy định điều chỉnh cụ thể về kiểm điểm rút kinh nghiệm cũng như Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm sau thanh tra.
Tuy nhiên, có thể hiểu kiểm điểm rút kinh nghiệm là việc tự đánh giá của một cá nhân, tập thể, hoặc tổ chức về một sự việc, hành vi vi phạm hoặc những sai phạm, thiếu sót, khuyết điểm mà bản thân mắc phải, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
Mục đích chính của kiểm điểm rút kinh nghiệm là nhận diện, hiểu rõ bản thân hoặc tập thể đã làm tốt điều gì và còn hạn chế ở đâu, rút ra bài học từ các sai sót và tránh lặp lại những lỗi đã mắc phải.
Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm sau thanh tra là một loại văn bản do một cá nhân soạn thảo hoặc điền theo mẫu có sẵn để trình bày về một sự việc hay lỗi lầm đã xảy ra trong quá trình công tác, học tập, làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó chỉ ra những lỗi vi phạm, những mặt còn han chế như những lần vi phạm nội quy của nơi làm việc. Để từ đó rút ra được kinh nghiệm trong những lần tiếp theo.
Tham khảo Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm sau thanh tra sau đây:
Tải về Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm sau thanh tra
Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm sau thanh tra? 08 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền kiểm tra quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
g) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
h) Thanh tra vụ việc khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
i) Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
k) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;
l) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết;
...
Như vậy, theo quy định thì Thanh tra Chính phủ là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và cũng là cơ quan có quyền kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ còn có quyền kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh.
08 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra là gì?
08 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra 2022 gồm:
(1) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; lạm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra.
(2) Thanh tra không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.
(3) Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; kết luận, quyết định, xử lý trái pháp luật; không kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
(4) Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động thanh tra.
(5) Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa được công khai.
(6) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tác động làm sai lệch kết quả thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra.
(7) Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
(8) Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
(9) Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có được chi trả cổ tức khi đang trong quá trình thực hiện biện pháp cải thiện để bảo đảm an toàn tài chính?
- Tranh vẽ chú bộ đội đơn giản, đẹp? Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày tháng năm nào?
- Việc tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức kiểm tra trực tiếp được thực hiện như thế nào?
- Tải về mẫu hợp đồng phá dỡ công trình mới, chuẩn pháp lý? Hợp đồng phá dỡ công trình là gì? Quyền, nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ?