Mẫu Bản đăng ký Dân vận khéo mới nhất là mẫu nào? Nội dung đăng ký Dân vận khéo bao gồm những gì?
Bản đăng ký Dân vận khéo là gì? Nội dung đăng ký Dân vận khéo bao gồm những gì?
Bản đăng ký Dân vận khéo là văn bản do cá nhân, tổ chức, cơ quan, đoàn thể lập ra để đăng ký thực hiện phong trào "Dân vận khéo" – một phong trào do Đảng và Nhà nước phát động nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng.
Nội Dung Của Bản Đăng Ký Dân Vận Khéo
- Thông thường, bản đăng ký sẽ bao gồm:
- Thông tin cá nhân/tổ chức đăng ký
- Lĩnh vực thực hiện dân vận khéo (kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị…)
- Mục tiêu và nội dung cam kết thực hiện
- Thời gian triển khai
- Kết quả mong muốn đạt được
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Bản đăng ký Dân vận khéo mới nhất?
Tham khảo mẫu bản đăng ký Dân vận khéo dưới đây:
Tải về Mẫu Bản đăng ký Dân vận khéo mới nhất
Mẫu Bản đăng ký Dân vận khéo mới nhất là mẫu nào? Nội dung đăng ký Dân vận khéo bao gồm những gì? (hình từ internet)
Dân vận và công tác dân vận là gì?
Theo Điều 1 Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị Quyết định 23-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Điều 1. Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đất nước, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị.
Đảng lãnh đạo trực tiếp công tác dân vận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thực hiện hiệu quả công tác dân vận; nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đối với công tác dân vận; thường xuyên học tập, quán triệt tư tưởng, đạo đức và thực hiện phong cách dân vận trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Như vậy, dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đất nước, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị.
Ngoài ra, Đảng lãnh đạo trực tiếp công tác dân vận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thực hiện hiệu quả công tác dân vận; nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đối với công tác dân vận; thường xuyên học tập, quán triệt tư tưởng, đạo đức và thực hiện phong cách dân vận trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác dân vận như thế nào?
Theo Điều 14 Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị Quyết định 23-QĐ/TW năm 2021 quy định trách nhiệm của chính quyền các cấp như sau:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân vận.
- Thực hiện cải cách hành chính; công khai, minh bạch chủ trương, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, nguồn lực nhà nước.
- Thực hiện các quy định về dân chủ ở cơ sở; tiếp công dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, những vấn đề bức xúc của nhân dân theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến, phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật và hoạt động của chính quyền các cấp.
- Nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống của nhân dân; xử lý tham nhũng, tiêu cực, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân theo thẩm quyền.
- Phối hợp với ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp trong tham mưu, thực hiện công tác dân vận. Định kỳ có chương trình làm việc với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp về tình hình nhân dân và công tác dân vận.
- Phân công đồng chí chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách công tác dân vận và chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác dân vận.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau sáp nhập xã: Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng thống kê cấp xã? Nhiệm vụ của công chức Văn phòng thống kê cấp xã?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một cảnh vật em yêu thích? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Viết đoạn văn tả mẹ đang nấu cơm lớp 5 ngắn gọn? Văn tả mẹ đang nấu cơm ngắn gọn nhất? Đánh giá học sinh lớp 5 qua những phương pháp nào?
- Đề xuất chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA là gì? Chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA không hoàn lại có phải lập đề xuất không?
- Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân được quy định như thế nào theo Nghị định 164?