Mẫu Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Mẫu Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Mẫu Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất hiện nay được thực hiện theo Mẫu số 5 được ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất 2023
Mẫu Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất hiện nay được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cần được tư vấn những nội dung gì?
Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cần được tư vấn những nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 10/2015/NĐ-CP như sau:
Nội dung tư vấn về y tế
1. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
a) Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi;
b) Quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ;
c) Các khó khăn khi thực hiện mang thai hộ;
d) Tỷ lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng của người vợ thấp hoặc người vợ trên 35 tuổi;
đ) Chi phí điều trị cao;
e) Khả năng đa thai;
g) Khả năng em bé bị dị tật và có thể phải bỏ thai;
h) Các nội dung khác có liên quan.
2. Người mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
a) Các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sảy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết sau sinh và các tai biến khác;
b) Khả năng phải mổ lấy thai;
c) Khả năng đa thai;
d) Khả năng em bé bị dị tật và phải bỏ thai;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
Theo đó, người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cần được tư vấn những nội dung sau đây:
- Các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sảy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết sau sinh và các tai biến khác;
- Khả năng phải mổ lấy thai;
- Khả năng đa thai;
- Khả năng em bé bị dị tật và phải bỏ thai;
- Các nội dung khác có liên quan.
Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định ra sao?
Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
2. Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
3. Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
4. Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
5. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
Như vậy, quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bao gồm:
- Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
- Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
- Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
+ Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?