Mất Giấy báo tử có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền ký cấp lại Giấy báo tử theo quy định pháp luật?

Giấy báo tử được pháp luật quy định như thế nào? Mất Giấy báo tử có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền ký cấp lại Giấy báo tử theo quy định pháp luật? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Tú Hà - Long Khánh.

Mất Giấy báo tử có được cấp lại không?

Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp Giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành như sau:

Quy định về việc cấp, cấp lại Giấy báo tử
...
2. Cấp lại Giấy báo tử
...
b) Trường hợp mất, rách, nát Giấy báo tử:
Người thân thích của người tử vong phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp Giấy báo tử lần đầu. Trong thời hạn tối đa là 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy báo tử bị rách, nát; kiểm tra thông tin trong đơn và đối chiếu với bản Giấy báo tử lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp. Giấy báo tử được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy báo tử cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 05 ngày làm việc.
...

Như vậy, trong trường hợp mất Giấy báo tử sẽ được cấp lại.

Theo đó, người thân thích của người tử vong phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp Giấy báo tử lần đầu.

Trong thời hạn tối đa là 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy báo tử bị rách, nát; kiểm tra thông tin trong đơn và đối chiếu với bản Giấy báo tử lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp. Giấy báo tử được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy báo tử cũ và đóng dấu “Cấp lại”.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 05 ngày làm việc.

Mất giấy báo tử

Mất Giấy báo tử

Ai có thẩm quyền ký cấp lại Giấy báo tử?

Theo Điều 3 Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định cụ thể về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp Giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành như sau:

Thẩm quyền ký Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và cấp, cấp lại Giấy báo tử
Thủ trưởng, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 2 Thông tư này có thẩm quyền ký Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và cấp, cấp lại Giấy báo tử. Thủ trưởng, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có thể Ủy quyền bằng văn bản cho người khác ký Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và cấp, cấp lại Giấy báo tử. Người ủy quyền và người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ủy quyền và văn bản do mình ký.

Như vây, Thủ trưởng, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 2 Thông tư này có thẩm quyền ký cấp lại Giấy báo tử.

Giấy báo tử được pháp luật quy định như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp Giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành như sau:

Mẫu Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Giấy báo tử, Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử
...
3. Giấy báo tử được in sắn và đóng thành sổ. Kích thước của Sổ Giấy báo tử là khổ giấy A4 (210 x 297 mm). Mỗi trang trong sổ được chia thành 02 phần có nội dung giống nhau để ghi các thông tin liên quan đến người tử vong. Liên thứ nhất được giao cho người thân thích của người tử vong, liên thứ 02 giữ lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để lưu trữ thông tin. Trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang sử dụng phần mềm quản lý thì không phải đóng thành sổ, nhưng phải bảo đảm in và cấp Giấy báo tử theo đúng mẫu quy định tại Thông tư này.

Như vậy, Giấy báo tử được in sắn và đóng thành sổ. Kích thước của Sổ Giấy báo tử là khổ giấy A4 (210 x 297 mm). Mỗi trang trong sổ được chia thành 02 phần có nội dung giống nhau để ghi các thông tin liên quan đến người tử vong.

Liên thứ nhất được giao cho người thân thích của người tử vong, liên thứ 02 giữ lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để lưu trữ thông tin. Trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang sử dụng phần mềm quản lý thì không phải đóng thành sổ, nhưng phải bảo đảm in và cấp Giấy báo tử theo đúng mẫu quy định tại Thông tư này.

Giấy báo tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc cấp Giấy báo tử cho người bệnh tử vong tại bệnh viện được thực hiện như thế nào? Trên Giấy báo tử ghi những thông tin gì?
Pháp luật
Việc xin cấp lại giấy báo tử vì lạc mất có cần làm đơn cớ mất và có chữ ký xác nhận của công an không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào? Trường hợp nào thì được cấp lại giấy báo tử?
Pháp luật
Mất Giấy báo tử có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền ký cấp lại Giấy báo tử theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Trong trường hợp nhầm lẫn khi ghi chép Giấy báo tử có được cấp lại Giấy báo tử hay không? Thẩm quyền ký cấp lại Giấy báo tử thuộc về ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy báo tử
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
765 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy báo tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào