Mã số định danh chứng khoán quốc tế được cấp trên cơ sở nào? Mã số định danh chứng khoán quốc tế có bao nhiêu ký tự?
Mã số định danh chứng khoán quốc tế được cấp trên cơ sở nào? Có được cấp đồng thời với mã chứng khoán trong nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Cấp mã số định danh chứng khoán quốc tế
1. Mã số định danh chứng khoán quốc tế (sau đây viết tắt là mã ISIN) được VSDC cấp trên cơ sở thoả thuận đối tác với Hiệp hội các cơ quan cấp mã quốc gia (sau đây viết tắt là ANNA) và theo các nguyên tắc quy định của tổ chức này tại Bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 6166 về chứng khoán và công cụ tài chính.
2. VSDC thực hiện cấp mã ISIN cho các loại chứng khoán phát hành tại Việt Nam và mã ISIN này được VSDC cấp đồng thời với mã chứng khoán trong nước trừ trường hợp đối với chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh, VSDC cấp mã ISIN sau khi nhận được thông báo về mã chứng khoán trong nước từ SGDCK.
3. Mã ISIN được sử dụng thống nhất cho chứng khoán phát hành tại Việt Nam để giao dịch và thanh toán tại thị trường chứng khoán Việt Nam và quốc tế.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mã số định danh chứng khoán quốc tế - mã ISIN được VSDC cấp trên cơ sở thoả thuận đối tác với Hiệp hội các cơ quan cấp mã quốc gia (ANNA) và theo các nguyên tắc quy định của tổ chức này tại Bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 6166 về chứng khoán và công cụ tài chính.
Mã số định danh chứng khoán quốc tế được VSDC cấp đồng thời với mã chứng khoán trong nước trừ trường hợp đối với chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh.
Mã số định danh chứng khoán quốc tế được cấp trên cơ sở nào? Mã số định danh chứng khoán quốc tế có bao nhiêu ký tự? (Hình từ Internet)
Mã số định danh chứng khoán quốc tế có bao nhiêu ký tự?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-HĐTV năm 2023 thì mã số định danh chứng khoán quốc tế - mã ISIN bao gồm 12 ký tự chữ và số được quy định như sau:
Mã quốc gia của TCPH chứng khoán | Mã chứng khoán trong nước | Ký tự kiểm tra |
2 ký tự | 9 ký tự | 1 ký tự |
Trong đó:
- Mã quốc gia của TCPH chứng khoán: 2 ký tự chữ là VN (mã của Việt Nam theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 6166).
- Mã chứng khoán trong nước: 9 ký tự số và chữ.
+ Trường hợp các mã trái phiếu chính phủ trong nước đã cấp trước đây có 10 ký tự khi chuyển đổi sang mã ISIN được thực hiện như sau:
Đối với các trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành: thay 2 ký tự đầu “CP” bằng ký tự “T”
Đối với các mã do Ngân hàng Phát triển phát hành: thay 2 ký tự đầu “QH” bằng 1 ký tự “B”
+ Trường hợp các mã trái phiếu chính phủ có chứa ký tự “_” trong mã trái phiếu khi chuyển đổi sang mã ISIN sẽ bỏ ký tự “_”.
+ Trường hợp các mã cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ trong nước có ít hơn 9 ký tự thì các chữ số 0 được thêm vào trước đó để đảm bảo có đủ 9 ký tự.
- Ký tự kiểm tra: 1 ký tự là ký tự số được tính theo nguyên tắc quy định tại Tiêu chuẩn quốc tế ISO 6166.
VSDC có được sử dụng lại mã số định danh chứng khoán quốc tế đã hủy bỏ để cấp cho tổ chức phát hành khác?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Quy chế hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Nguyên tắc hủy/sử dụng lại mã chứng khoán
1. Hủy mã chứng khoán
a. Mã chứng khoán đã cấp bị hủy trong trường hợp TCPH hủy đăng ký chứng khoán.
b. Khi TCPH hủy đăng ký chứng khoán, VSDC huỷ mã chứng khoán trong nước và mã ISIN của các tổ chức đó.
c. Mã chứng khoán cho các đợt phát hành quyền mua hết hiệu lực sau khi kết thúc thời gian thực hiện chuyển nhượng quyền mua và đăng ký đặt mua.
d. Mã chứng khoán trong nước và mã ISIN của chứng quyền có bảo đảm bị hủy khi chứng quyền có bảo đảm hủy đăng ký tại VSDC.
đ. Mã chứng khoán và mã ISIN của các chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh bị hủy khi đáo hạn hoặc bị hủy niêm yết theo quyết định của SGDCK.
e. Mã chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa bị hủy trong trường hợp không đủ điều kiện tổ chức đấu giá/bán cổ phần theo phương thức dựng sổ hoặc đợt đấu giá/đợt bán cổ phần theo phương thức dựng sổ không thành công.
2. Sử dụng lại mã chứng khoán
Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày huỷ mã chứng khoán, VSDC không sử dụng lại mã trong nước và mã ISIN đã huỷ bỏ để cấp cho bất kỳ TCPH khác, trừ các trường hợp sau:
a. TCPH có mã chứng khoán bị hủy làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã huỷ.
b. TCPH hình thành sau hợp nhất đề nghị được sử dụng lại mã chứng khoán đã bị hủy của TCPH bị hợp nhất sau khi có ý kiến của UBCKNN.
Theo đó, VSDC không sử dụng lại mã số định danh chứng khoán quốc tế đã huỷ bỏ để cấp cho bất kỳ TCPH khác trong thời hạn 10 năm kể từ ngày huỷ mã chứng khoán, trừ các trường hợp sau:
- TCPH có mã chứng khoán bị hủy làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã huỷ.
- TCPH hình thành sau hợp nhất đề nghị được sử dụng lại mã chứng khoán đã bị hủy của TCPH bị hợp nhất sau khi có ý kiến của UBCKNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?