Mã bưu chính quốc gia được xây dựng theo nguyên tắc nào? Mã bưu chính quốc gia không sử dụng có được đưa vào nguồn dự trữ không?
Mã bưu chính quốc gia được xây dựng theo nguyên tắc nào?
Mã bưu chính quốc gia được xây dựng theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BTTTT như sau:
Nguyên tắc xây dựng Mã bưu chính quốc gia
1. Bảo đảm tính khoa học, tính ổn định, tính toàn diện và không trùng lặp.
2. Căn cứ vào địa dư hành chính, mật độ dân số và phân cấp về quản lý hành chính trên phạm vi cả nước.
3. Đảm bảo phân bổ trên phạm vi cả nước và có dự trữ khi có sự thay đổi về địa dư hành chính và đối tượng gán Mã bưu chính quốc gia.
4. Theo thông lệ quốc tế và hướng dẫn của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU).
Như vậy, theo quy định trên thì mã bưu chính quốc gia được xây dựng theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính khoa học, tính ổn định, tính toàn diện và không trùng lặp.
- Căn cứ vào địa dư hành chính, mật độ dân số và phân cấp về quản lý hành chính trên phạm vi cả nước.
- Đảm bảo phân bổ trên phạm vi cả nước và có dự trữ khi có sự thay đổi về địa dư hành chính và đối tượng gán Mã bưu chính quốc gia.
- Theo thông lệ quốc tế và hướng dẫn của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU).
Mã bưu chính quốc gia (Hình từ Internet)
Mã bưu chính quốc gia gồm bao nhiêu ký tự số?
Mã bưu chính quốc gia gồm bao nhiêu ký tự số, thì theo quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BTTTT về cấu trúc Mã bưu chính quốc gia như sau:
Cấu trúc Mã bưu chính quốc gia
Mã bưu chính quốc gia bao gồm tập hợp 05 (năm) ký tự số, cụ thể như sau:
1. Hai (02) ký tự đầu tiên xác định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Ba (03) hoặc bốn (04) ký tự đầu tiên xác định quận, huyện và đơn vị hành chính tương đương.
3. Năm (05) ký tự xác định đối tượng gán Mã bưu chính quốc gia.
Như vậy, theo quy định trên thì Mã bưu chính quốc gia gồm tập hợp 05 ký tự số:
- Hai ký tự đầu tiên xác định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Ba hoặc bốn ký tự đầu tiên xác định quận, huyện và đơn vị hành chính tương đương.
- Năm ký tự xác định đối tượng gán Mã bưu chính quốc gia.
Mã bưu chính quốc gia không sử dụng có được đưa vào nguồn dự trữ không?
Mã bưu chính quốc gia không sử dụng có được đưa vào nguồn dự trữ không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 07/2017/TT-BTTTT như sau:
Sửa đổi, bổ sung Mã bưu chính quốc gia
1. Trường hợp chia tách hoặc thành lập mới đơn vị hành chính, đơn vị mới được gán mã từ nguồn dự trữ và phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Trường hợp sáp nhập các đơn vị hành chính, đơn vị sau khi sáp nhập sử dụng mã của các đơn vị được sáp nhập vào.
3. Mã bưu chính quốc gia không sử dụng được đưa vào nguồn dự trữ.
Như vậy, theo quy định trên mã bưu chính quốc gia không sử dụng thì được đưa vào nguồn dự trữ.
Vụ Bưu chính có trách nhiệm như thế nào đối với mã bưu chính quốc gia?
Vụ Bưu chính có trách nhiệm đối với mã bưu chính quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BTTTT như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Vụ Bưu chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Mã bưu chính quốc gia;
b) Chủ trì xây dựng, quản lý, duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu Mã bưu chính quốc gia;
c) Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến việc triển khai, sử dụng Mã bưu chính quốc gia trên phạm vi cả nước.
2. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Phối hợp trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng Mã bưu chính quốc gia trên địa bàn;
b) Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến việc triển khai, sử dụng Mã bưu chính quốc gia trên địa bàn.
3. Cục Bưu điện Trung ương, doanh nghiệp được chỉ định quản lý, vận hành mạng bưu chính công cộng, có trách nhiệm:
a) Phối hợp trong việc xây dựng Mã bưu chính quốc gia;
b) Triển khai, sử dụng Mã bưu chính quốc gia trong hoạt động bưu chính;
c) Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến việc triển khai, sử dụng Mã bưu chính quốc gia trong quá trình cung ứng dịch vụ.
4. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều này.
Theo đó, đối với mã bưu chính quốc gia thì Vụ Bưu chính có các trách nhiệm như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Mã bưu chính quốc gia;
- Chủ trì xây dựng, quản lý, duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu Mã bưu chính quốc gia;
- Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến việc triển khai, sử dụng Mã bưu chính quốc gia trên phạm vi cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?