Luồng Thông thường là gì? Thương nhân áp dụng chế độ Luồng đỏ được chuyển sang Luồng Thông thường theo nguyên tắc nào?
Luồng Thông thường trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 15/2018/TT-BCT có giải thích luồng Thông thường là chế độ hiện hành trong quy trình cấp C/O ưu đãi theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Luồng Thông thường là gì? Thương nhân áp dụng chế độ Luồng đỏ được chuyển sang Luồng Thông thường theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Thương nhân áp dụng chế độ Luồng đỏ được chuyển sang Luồng Thông thường theo nguyên tắc nào?
Thương nhân áp dụng chế độ Luồng đỏ được chuyển sang Luồng Thông thường theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 15/2018/TT-BCT như sau:
Nguyên tắc chuyển luồng
1. Trường hợp thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ không vi phạm xét theo các tiêu chí quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này thì được phép chuyển từ Luồng Đỏ sang Luồng Thông thường.
2. Trường hợp thương nhân xuất khẩu mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này nhưng đã có kết quả kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất và xác nhận đủ năng lực sản xuất của cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi thì được phép chuyển từ Luồng Đỏ sang Luồng Thông thường
Như vậy, theo quy định trên thì Thương nhân áp dụng chế độ Luồng đỏ được chuyển sang Luồng Thông thường theo nguyên tắc sau:
Nếu thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ không vi phạm xét theo các tiêu chí theo quy định thì được phép chuyển từ Luồng Đỏ sang Luồng Thông thường;
Trường hợp nếu xuất khẩu mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ theo quy định nhưng đã có kết quả kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất và xác nhận đủ năng lực sản xuất của cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi thì được phép chuyển từ Luồng Đỏ sang Luồng Thông thường.
Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi cần những giấy tờ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 15/2018/TT-BCT như sau:
Yêu cầu đối với chế độ Luồng Đỏ
1. Hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi
Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ bắt buộc phải nộp hồ sơ đầy đủ (bản giấy và bản điện tử) các chứng từ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
2. Thời gian cấp C/O ưu đãi
Thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi trong vòng 3 ngày làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ dưới dạng bản giấy theo quy định.
3. Kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất
Cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất đối với mặt hàng đề nghị cấp C/O ưu đãi lần đầu hoặc trong quá trình thương nhân đề nghị cấp C/O ưu đãi khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa.
Theo đó tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi cần những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
- Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
- Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như:
Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?