Lương 9 triệu mỗi tháng có phải người có thu nhập thấp theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay không?

Lương 9 triệu mỗi tháng có phải người có thu nhập thấp theo quy định mới nhất hiện nay không? Người có thu nhập thấp có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Những khoản thu nhập nào không phải chịu thuế thu nhập cá nhân?

Lương 9 triệu mỗi tháng có phải người có thu nhập thấp theo quy định mới nhất hiện nay không?

Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 1 Nghị định 30/2025/NĐ-CP có quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025:

Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
...
2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025
d) Tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025
Người lao động có thu nhập thấp là người lao động thuộc hộ gia đình (không bao gồm người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo):
- Khu vực nông thôn: có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.250.000 đồng trở xuống.
- Khu vực thành thị: có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 3.000.000 đồng trở xuống
...

Theo đó, người có thu nhập thấp là người lao động thuộc hộ gia đình có thu nhập như sau:

- Khu vực nông thôn: có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.250.000 đồng trở xuống.

- Khu vực thành thị: có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 3.000.000 đồng trở xuống.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 và đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được quy định như sau:

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
5. Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị

Ngoài ra, tại điểm b khoản 1 Điều 78 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
1. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
...
b) Điều kiện về thu nhập: đối tượng quy định tại các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 76 của Luật này để được mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định của Chính phủ; đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 76 của Luật này thì phải thuộc trường hợp hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo quy định của Chính phủ.
...

Đồng thời tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định điều kiện về thu nhập cụ thể:

Điều kiện về thu nhập
1. Đối với các đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 76 của Luật Nhà ở thì phải đảm bảo điều kiện về thu nhập như sau:
a) Trường hợp người đứng đơn là người độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
...

Theo đó, một trường hợp người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo chuẩn mua nhà ở xã hội, hay người có thu nhập thấp là người độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng. Hoặc người có thu nhập thấp là người đã kết hôn có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng.

Như vậy, lương 9 triệu mỗi tháng nếu xét theo điều kiện mua nhà ở xã hội thì được xem là người có thu nhập thấp. Nếu xét theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 thì người có thu nhập thấp là người lao động thuộc hộ gia đình đáp ứng được mức thu nhập sau đây:

- Khu vực nông thôn: có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.250.000 đồng trở xuống.

- Khu vực thành thị: có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 3.000.000 đồng trở xuống.

Lương 9 triệu mỗi tháng có phải người có thu nhập thấp theo quy định mới nhất hiện nay không?

Lương 9 triệu mỗi tháng có phải người có thu nhập thấp theo quy định mới nhất hiện nay không? (Hình từ Internet)

Người có thu nhập thấp có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 về thu nhập chịu thuế cụ thể:

Thu nhập tính thuế
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
...

Đồng thời, căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:

- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Theo đó, người lao động sẽ được giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng đối với khoản tiền lương hằng tháng để tính thu nhập tính thuế. Khi đó, nếu lương mỗi tháng là 11 triệu đồng thì thu nhập tính thuế của người lao động sẽ bằng 0.

Như vậy, người lao động phải đóng thuế thu nhập cá nhân nếu lương mỗi tháng hơn mức 11 triệu đồng mỗi tháng chứ không dựa trên điều kiện có phải người có thu nhập thấp hay không.

Những khoản thu nhập nào không phải chịu thuế thu nhập cá nhân?

Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC, không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN đối với các khoản sau:

- Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.

+ Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

+ Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

+ Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.

- Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.

- Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

- Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy.

- Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.

- Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.

Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.

- Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

- Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức; kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định của Nhà nước; việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học... thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt động phù hợp với Điều lệ của Hội, tổ chức đó.

- Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.

Căn cứ xác định là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia nơi người nước ngoài cư trú và ngược lại.

- Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Người thu nhập thấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lương 9 triệu mỗi tháng có phải người có thu nhập thấp theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay không?
Pháp luật
Nghị quyết 62/2022/QH15: Hỗ trợ người thu nhập thấp, người yếu thế khi giá xăng dầu, sách giáo khoa tăng cao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người thu nhập thấp
60 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào