Lương 5 triệu đồng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu? 05 Nguyên tắc bảo hiểm xã hội hiện nay?
Lương 5 triệu đồng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 10, Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lương 5 triệu đồng được xác định như sau:
Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Theo đó, mức đóng BHXH tự nguyện như sau:
Mức đóng BHXH tự nguyện | = | 22% | x | Mức thu nhập tháng đóng BHXH | - | Mức nhà nước hỗ trợ đóng |
Trong đó:
- Mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ do người lao động tự chọn nhưng phải đảm bảo:
+ Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn = 1,5 triệu đồng/người/tháng (theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP)
+ Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng (theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP)
- Mức nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn được quy định tại Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, cụ thể:
STT | Đối tượng | % Hỗ trợ | Số tiền hỗ trợ năm 2024 (đồng) |
1 | Hộ nghèo | 30% | 1.500.000 x 22% x 30% = 99.000 |
2 | Hộ cận nghèo | 25% | 1.500.000 x 22% x 25% = 82.500 |
3 | Khác | 10% | 1.500.000 x 22% x 10% = 33.000 |
Như vậy, với công thức tính trên thì tùy vào mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động có lương 5 triệu đồng sẽ phải đóng tiền theo các mức khác nhau nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu là 22% x 1.500.000 đồng = 330.000 đồng/tháng.
Lương 5 triệu đồng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu? 05 Nguyên tắc bảo hiểm xã hội hiện nay? (Hình từ Internet)
Thời gian hỗ trợ tối đa của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
...
2. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
3. Phương thức hỗ trợ:
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng bảo hiểm xã hội phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ định;
b) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội;
c) Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội của năm đó.
...
Theo đó, thời gian Nhà nước hỗ trợ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người và thời gian hỗ trợ tối đa 10 năm (120 tháng).
05 Nguyên tắc bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành?
05 Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 gồm:
(1) Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
(2) Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
(3) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
(4) Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
(5) Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội theo giải thích của Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất là gì?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc hạch toán theo kỳ kế toán có nằm trong nguyên tắc kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu hay không?
- Công trình ngầm là gì? Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm?
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân xác định theo phương thức nào? Quỹ được xếp loại A khi nào?
- Tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu là gì? Danh mục tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu được quy định thế nào?
- Nhà đầu tư có được sử dụng một công ty điều hành để quản lý nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài không?