Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ bổ sung hằng năm trong bao lâu?
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ bổ sung hằng năm trong bao lâu?
- Chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở gồm những nội dung cơ bản nào?
- Tài liệu bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở do ai biên soạn?
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ bổ sung hằng năm trong bao lâu?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ
1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, kỹ năng tham mưu, tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ, tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu người bị nạn; kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và các kỹ năng cần thiết khác.
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng dân phòng được bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.
Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn được hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, kiến thức cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.
...
3. Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
a) Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
b) Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác:
- Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 giờ đến 48 giờ;
- Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ;
- Thời gian huấn luyện lại để được cấp chứng nhận huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 32 giờ.
...
Theo đó, thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở lần đầu từ 32 giờ đến 48 giờ.
Và thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ;
- Thời gian huấn luyện lại để được cấp chứng nhận huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 32 giờ.
Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở (Hình từ Internnet)
Chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở gồm những nội dung cơ bản nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 08/2018/TT-BCA quy định như sau:
Chương trình, nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Các vấn đề chung về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
b) Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ chuyên đề theo các tình huống quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;
c) Tính năng, tác dụng và cách sử dụng các loại trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ thông dụng;
d) Huấn luyện chuyên sâu theo đặc thù riêng của đối tượng được huấn luyện;
đ) Kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu;
e) Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.
...
Theo đó, chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở gồm các nội dung cơ bản sau:
- Các vấn đề chung về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng;
- Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ chuyên đề theo các tình huống;
- Tính năng, tác dụng và cách sử dụng các loại trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ thông dụng;
- Huấn luyện chuyên sâu theo đặc thù riêng của đối tượng được huấn luyện;
- Kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu;
- Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.
Tài liệu bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở do ai biên soạn?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 08/2018/TT-BCA quy định như sau:
Chương trình, nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
...
3. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn tài liệu bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
4. Mẫu "Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ" do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in và phát hành.
Theo đó, tài liệu bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ biên soạn phù hợp với từng đối tượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?