Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an khi thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ thì có được phép nổ súng hay không?

Cho tôi hỏi trong những trường hợp nào khi thi hành nhiệm vụ thì lực lượng Cảnh vệ trực thuộc Bộ Công an được phép nổ súng? Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an có những nhiệm vụ gì? Câu hỏi của anh T.D từ Đà Nẵng.

Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an khi thực hiện nhiệm vụ có được phép nổ súng hay không?

Việc nổ súng khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ được quy định tại Điều 21 Luật Cảnh vệ 2017 như sau:

Quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ chỉ được nổ súng trong các trường hợp sau đây nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
1. Cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ;
2. Nổ súng vào đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng không hiệu quả;
3. Vô hiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ;
4. Trường hợp nổ súng khác quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Như vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ thì lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an sẽ được phép nổ súng trong một số trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên, các cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2107.

Một số trường hợp mà lực lượng Cảnh vệ được phép nổ súng bao gồm các trường hợp sau:

(1) Cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ;

(2) Nổ súng vào đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng không hiệu quả;

(3) Vô hiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ;

Ngoài ra, còn có các trường hợp nổ súng khác quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2107.

Để được tuyển chọn vào lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an thì cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?

Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ được quy định tại Điều 17 Luật Cảnh vệ 2017 như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong lực lượng Cảnh vệ.
2. Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với tính chất đặc thù công tác cảnh vệ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ.

Theo đó, để được tuyển chọn vào lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an thì cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong lực lượng Cảnh vệ.

- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với tính chất đặc thù công tác cảnh vệ.

Lưu ý: Ngoài các điều kiện trên thì cá nhân còn cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an khi thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ thì có được phép nổ súng hay không?

Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an khi thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ thì có được phép nổ súng hay không? (Hình từ Internet)

Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an có những nhiệm vụ gì theo quy định hiện nay?

Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ được quy định tại Điều 18 Luật Cảnh vệ 2017 như sau:

Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ
1. Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống;
b) Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;
c) Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công an ban hành văn bản để thực hiện công tác cảnh vệ; tổ chức phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ;
d) Hướng dẫn các lực lượng liên quan thực hiện công tác cảnh vệ;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác cảnh vệ;
e) Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ.
2. Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ sau đây:
a) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm trong mọi tình huống;
b) Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;
c) Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác cảnh vệ trong Quân đội; chủ trì, phối hợp, hiệp đồng với đơn vị có liên quan triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ khi đến thăm, làm việc trong khu vực do Quân đội quản lý;
d) Phối hợp với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và các lực lượng liên quan để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm.

Theo quy định trên thì lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an có những nhiệm vụ sau:

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống;

- Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;

- Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công an ban hành văn bản để thực hiện công tác cảnh vệ; tổ chức phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ;

- Hướng dẫn các lực lượng liên quan thực hiện công tác cảnh vệ;

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác cảnh vệ;

- Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ.


Lực lượng cảnh vệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Biện pháp, chế độ cảnh vệ nào được áp dụng đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội?
Pháp luật
Bảo tàng Hồ Chí Minh có thuộc đối tượng cảnh vệ không? Nếu có thì Bảo tàng được áp dụng những biện pháp cảnh vệ nào?
Pháp luật
Lực lượng Cảnh vệ là lực lượng thuộc Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được hưởng phụ cấp đặc thù thế nào?
Pháp luật
Giấy Bảo vệ đặc biệt là gì? Ai được cấp Giấy Bảo vệ đặc biệt? Hình dáng, kích thước của Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ là mấy năm? Thủ tục cấp Giấy bảo vệ đặc biệt được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Quảng trường Ba Đình thuộc đối tượng cảnh vệ đúng không? Trách nhiệm của chiến sĩ cảnh vệ canh gác Quảng trường Ba Đình là gì?
Pháp luật
Đề nghị bổ sung Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào đối tượng cảnh vệ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Phó Chủ tịch nước được áp dụng các chế độ cảnh vệ gì? Trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Phó Chủ tịch nước thì chiến sĩ cảnh vệ có được huy động người và phương tiện không?
Pháp luật
Biện pháp, chế độ cảnh vệ của nhà nước Việt Nam khi có Tổng thống nước ngoài đến thăm theo lời mời của Tổng Bí thư?
Pháp luật
Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ trực thuộc Bộ Công an và lực lượng Cảnh vệ trực thuộc Bộ Quốc phòng có giống nhau hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lực lượng cảnh vệ
560 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lực lượng cảnh vệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào