Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh không được Hội đồng đánh giá luận án thông qua ở buổi bảo vệ lần thứ nhất thì có được đánh giá lại không?
- Quy trình nào bắt buộc phải thực hiện trước khi luận án của nghiên cứu sinh được đưa ra bảo vệ tại Hội đồng đánh giá?
- Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh không được Hội đồng đánh giá luận án thông qua ở buổi bảo vệ lần thứ nhất thì có được đánh giá lại không?
- Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ lần thứ hai phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Quy trình nào bắt buộc phải thực hiện trước khi luận án của nghiên cứu sinh được đưa ra bảo vệ tại Hội đồng đánh giá?
Quy trình bắt buộc trước khi đưa luận án ra bảo vệ được quy định tại Điều 15 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT như sau:
Phản biện độc lập luận án
1. Phản biện độc lập là quy trình bắt buộc trước khi luận án của nghiên cứu sinh được đưa ra bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo. Chậm nhất không quá 06 tháng tính từ thời điểm nghiên cứu sinh hoàn thành thủ tục trình luận án sau khi đã được đơn vị chuyên môn thông qua, cơ sở đào tạo phải hoàn thành quy trình phản biện độc lập cho nghiên cứu sinh; riêng trường hợp phải thực hiện lấy ý kiến phản biện độc lập lần thứ hai theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thời gian được kéo dài thêm tối đa 03 tháng.
2. Luận án của nghiên cứu sinh được gửi lấy ý kiến phản biện của 02 nhà khoa học hoặc chuyên gia không phải là cán bộ của cơ sở đào tạo, có chuyên môn phù hợp với đề tài luận án, đáp ứng tiêu chuẩn như đối với người hướng dẫn độc lập quy định tại Điều 5 của Quy chế này. Người phản biện độc lập không có lợi ích liên quan trực tiếp tới nghiên cứu sinh và người hướng dẫn; không có quan hệ cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột với nghiên cứu sinh; không có liên hệ hợp tác, hỗ trợ trực tiếp nghiên cứu sinh về chuyên môn liên quan đến nội dung luận án và người hướng dẫn trong quá trình thực hiện luận án.
...
Như vậy, theo quy định, phản biện độc lập là quy trình bắt buộc phải thực hiện trước khi luận án của nghiên cứu sinh được đưa ra bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của cơ sở đào tạo.
Quy trình nào bắt buộc phải thực hiện trước khi luận án của nghiên cứu sinh được đưa ra bảo vệ tại Hội đồng đánh giá? (Hình từ Internet)
Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh không được Hội đồng đánh giá luận án thông qua ở buổi bảo vệ lần thứ nhất thì có được đánh giá lại không?
Việc đánh giá lại luận án tiến sĩ được quy định tại Điều 18 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT như sau:
Đánh giá lại luận án tại cơ sở đào tạo
1. Trong trường hợp luận án của nghiên cứu sinh không được Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo thông qua ở buổi bảo vệ lần thứ nhất nhưng được Hội đồng kiến nghị cho phép bảo vệ lại, chậm nhất không quá 06 tháng tính từ thời điểm tổ chức đánh giá luận án lần thứ nhất, cơ sở đào tạo quyết định thành lập Hội đồng đánh giá và tổ chức cho nghiên cứu sinh được bảo vệ luận án lần thứ hai.
2. Không tổ chức đánh giá lại luận án khi không có kiến nghị của Hội đồng đánh giá luận án lần thứ nhất; không tổ chức đánh giá luận án lần thứ ba.
3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết thời gian, quy trình, thủ tục đối với việc đánh giá luận án lần thứ hai. Thành phần Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo lần thứ hai phải có tối thiểu 03 thành viên đã tham gia Hội đồng lần thứ nhất, trong đó có đủ những thành viên có ý kiến không tán thành luận án.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh không được Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ thông qua ở buổi bảo vệ lần thứ nhất nhưng được Hội đồng kiến nghị cho phép bảo vệ lại thì nghiên cứu sinh được bảo vệ luận án lần thứ hai.
Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ lần thứ hai phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Thành phần Hội đồng đánh giá luận án lần thứ hai được quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT như sau:
Đánh giá lại luận án tại cơ sở đào tạo
1. Trong trường hợp luận án của nghiên cứu sinh không được Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo thông qua ở buổi bảo vệ lần thứ nhất nhưng được Hội đồng kiến nghị cho phép bảo vệ lại, chậm nhất không quá 06 tháng tính từ thời điểm tổ chức đánh giá luận án lần thứ nhất, cơ sở đào tạo quyết định thành lập Hội đồng đánh giá và tổ chức cho nghiên cứu sinh được bảo vệ luận án lần thứ hai.
2. Không tổ chức đánh giá lại luận án khi không có kiến nghị của Hội đồng đánh giá luận án lần thứ nhất; không tổ chức đánh giá luận án lần thứ ba.
3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết thời gian, quy trình, thủ tục đối với việc đánh giá luận án lần thứ hai. Thành phần Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo lần thứ hai phải có tối thiểu 03 thành viên đã tham gia Hội đồng lần thứ nhất, trong đó có đủ những thành viên có ý kiến không tán thành luận án.
Như vậy, theo quy định, thành phần Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của cơ sở đào tạo lần thứ hai phải có tối thiểu 03 thành viên đã tham gia Hội đồng lần thứ nhất, trong đó có đủ những thành viên có ý kiến không tán thành luận án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?