Lừa dối trong việc lập hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong chuyển giao công nghệ?
- Lừa dối trong việc lập hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong chuyển giao công nghệ?
- Lừa dối trong việc lập hợp đồng chuyển giao công nghệ bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Sửa đổi điều khoản trong hợp đồng chuyển giao công nghệ thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm?
Lừa dối trong việc lập hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong chuyển giao công nghệ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ cụ thể như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Lợi dụng chuyển giao công nghệ làm ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, sức khỏe con người, môi trường, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
2. Chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao; chuyển giao trái phép công nghệ hạn chế chuyển giao.
3. Vi phạm quy định về quyền chuyển giao công nghệ.
4. Lừa dối, giả tạo trong việc lập, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ, nội dung công nghệ trong hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư.
5. Cản trở, từ chối cung cấp thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Tiết lộ bí mật công nghệ trái quy định của pháp luật, cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ.
7. Sử dụng công nghệ không đúng với công nghệ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép.
Như vậy, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm các hành vi theo quy định nêu trên.
Theo đó, lừa dối trong việc lập hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
Lừa dối trong việc lập hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong chuyển giao công nghệ? (Hình từ Internet).
Lừa dối trong việc lập hợp đồng chuyển giao công nghệ bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định 51/2019/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Vi phạm trong việc lập và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ, nội dung chuyển giao công nghệ trong điều, khoản, phụ lục của hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gian lận, lừa dối trong việc lập hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc nội dung chuyển giao công nghệ trong điều, khoản, phụ lục của hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ hoặc được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ;
b) Tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc nội dung chuyển giao công nghệ trong điều, khoản, phụ lục của hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư mà đã có quyết định đình chỉ hoặc quyết định hủy bỏ hợp đồng hoặc quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ hoặc quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Thực hiện không đúng nội dung theo Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ đã được cấp.
...
Và theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP có quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, hành vi lừa dối trong việc lập hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân.
Trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên sẽ bị xử phạt mức từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Sửa đổi điều khoản trong hợp đồng chuyển giao công nghệ thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có quy định về thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ
...
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
Theo quy định nêu trên, hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển giao công nghệ có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.