Lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi có triệu chứng lâm sàng ra sao? Việc tiêu hủy được thực hiện như thế nào?
Lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi có triệu chứng lâm sàng ra sao?
Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-41:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 41: Bệnh dịch tả lợn châu Phi, lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có các triệu chứng lâm sàng như sau:
(1) Thời gian ủ bệnh: Thường từ 4 đến 19 ngày.
(2) Các chủng vi rút độc lực cao gây xuất huyết ở thể bán cấp tính và cấp tính với các đặc điểm như sau:
- Sốt cao 40 °C đến 41 °C;
- Bỏ ăn uống, xuất huyết ở da và các cơ quan nội tạng;
- Chết trong vòng 4 đến 10 ngày, đôi khi chết trước khi có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.
- Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100 %.
(3) Các dòng vi rút độc lực thấp có triệu chứng lâm sàng không điển hình như:
- Sốt nhẹ, giảm ăn và mệt mỏi - dễ bị nhầm lẫn với một số tình trạng bệnh lý khác ở lợn và có thể không nghi ngờ đến ASFV.
- Không bị xuất huyết và hình thành kháng thể, nhưng cũng có thể tìm thấy bệnh tích rời rạc trên phổi hoặc trên da ở những vùng xương nhô ra và các vùng bị chấn thương ở một vài con.
Trong đó: Thể bán cấp tính và mạn tính thường gặp hơn thể cấp tính:
- Thể bán cấp tính được đặc trưng bởi giảm tiểu cầu, bạch cầu và xuất huyết.
- Thể mạn tính được đặc trưng bởi hô hấp thay đổi, sảy thai và tỷ lệ tử vong thấp.
Lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi có triệu chứng lâm sàng như thế nào? Lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được tiêu hủy được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm
1. Việc áp dụng các biện pháp tiêu hủy bắt buộc hoặc giết mổ bắt buộc phụ thuộc vào từng loại bệnh động vật được quy định chi tiết tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
...
n) Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Việc phòng, chống, áp dụng các biện pháp xử lý bắt buộc đối với lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Cục Thú y.
...
Theo đó, lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải áp dụng biện pháp tiêu hủy bắt buộc. Việc tiêu hủy lợn mắc bệnh là cần thiết để bảo vệ ngành chăn nuôi lợn và đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng.
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Tiêu hủy
1.1. Nguyên tắc tiêu hủy
a) Phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có).
b) Địa điểm tiêu hủy: phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.
1.2. Biện pháp tiêu hủy
a) Biện pháp chôn lấp;
b) Biện pháp đốt: Đốt bằng lò chuyên dụng hoặc đốt thủ công bằng cách đào hố, cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt bằng củi, than, rơm, rạ, xăng, dầu,..; sau đó lắp đất và nện chặt. Riêng với bệnh Nhiệt thán, phải đổ bê tông hố chôn theo quy định tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
1.5. Các bước chôn lấp
Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01 kg vôi /m2, cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt; yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1 m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn. Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.
...
Như vậy, theo quy định trên thì việc tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được thực hiện theo 02 biện pháp sau:
(1) Biện pháp chôn lấp:
Bước 1: Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01 kg vôi /m2.
Bước 2: Cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt;
Lưu ý:
Yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1 m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn.
Bước 3: Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.
(2) Biện pháp đốt:
Bước 1: Đốt bằng lò chuyên dụng hoặc đốt thủ công bằng cách đào hố.
Bước 2: Cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt bằng củi, than, rơm, rạ, xăng, dầu,..;
Bước 3: Lắp đất và nện chặt.
Mức hỗ trợ chi phí đối với hộ chăn nuôi được do bị ảnh hưởng bởi Dịch tả lợn châu Phi là bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ đối với hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh như sau:
Mức hỗ trợ
...
4. Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:
...
b) Thiệt hại do dịch bệnh:
Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể như sau:
Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn;
Hỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai;
Hỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
Như vậy, hộ chăn nuôi bị thiệt hại bởi Dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy bắt buộc được hỗ trợ số tiền là 38.000 đồng/kg hơi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?